Tạo môi trường giúp học sinh giỏi ngoại ngữ
Tại ngôi trường THCS Trưng Vương, thứ Năm hàng tuần được chọn là “Ngày ngôn ngữ”. Học sinh đến trường, sử dụng ngôn ngữ mình được học để giao tiếp, trò chuyện, giao lưu với các bạn trong tất cả các hoạt động, giờ nghỉ và giờ ra chơi. Cách làm này nhằm khuyến khích học sinh tự tin và tự nhiên hơn trong khi giao tiếp bằng một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ.
Em Cao Ngọc Hà An, lớp 6A1 trường THCS Trưng Vương ( quận Hoàn Kiếm) chia sẻ: "Trong 'Ngày ngôn ngữ' con cảm thấy rất là vui và háo hức bởi con sẽ mang những gì đã học trong sách vở mang vào đời thực và áp dụng ngôn ngữ thứ hai vào nói chuyện với các bạn. Điều này rất thú vị vì tiếng Anh cũng là một bộ môn rất là quan trọng có thể giúp chúng con giao tiếp tốt hơn và giúp ích trong cuộc sống".
Cô giáo Trần Vân Hương cho biết: "Trong 'Ngày ngôn ngữ', các học sinh trong trường sẽ sử dụng ngôn ngữ thứ hai mình được học để giao tiếp, trong đó các ngôn ngữ sẽ được sử dụng là tiếng Hàn, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật và tiếng Anh. Qua 4 tuần, lượng học sinh sử dụng ngôn ngữ thứ hai tăng lên rất nhiều so với tuần đầu tiên. Học sinh có thể thoải mái nói chuyện với nhau bằng các ngôn ngữ qua các chủ đề mà thầy cô đưa trước. Đồng thời, học sinh tìm hiểu sẵn các từ vựng để phát triển từ vựng theo chủ đề. Mục tiêu cuối cùng của trường Trưng Vương là các học sinh có thể trở thành công dân toàn cầu".
Bạn Nguyễn Ngọc Bảo Hân, lớp 8A1 trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm) cho hay: "Ở trường chúng con sẽ nói chuyện với thầy cô giáo và các bạn bằng ngôn ngữ khác lớp con thì nói tiếng Anh. Vào ngày thứ Năm đó, con sẽ quay các vlog nhỏ và đi phỏng vấn bằng tiếng Anh để có tính tương tác nhiều người hơn".
Để tiếng Anh hay bất kỳ thứ tiếng nào trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, thì cần phải có lộ trình nhất định, trong đó, quan trọng là xây dựng môi trường để học sinh có được sự phản xạ tốt, sử dụng ngoại ngữ thường xuyên.
Liên quan đến thông tin phản ánh giáo viên trường Trung học cơ sở Vân Hồ dạy thêm chưa đúng quy định, ngày 8/5, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng đã có báo cáo gửi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, UBND quận Hai Bà Trưng về kết quả xác minh sự việc.
Dự kiến, học sinh phạm lỗi sẽ chỉ nhận hình thức kỷ luật cao nhất là viết bản kiểm điểm, bỏ các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo trước toàn trường và đuổi học.
Tại các đảng bộ trường đại học, cao đẳng trực thuộc Đảng bộ khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội, công tác xây dựng Đảng ngày càng được nâng cao; việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị ngày càng được thực hiện hiệu quả.
Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, THCS tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên.
Xây dựng các chương trình đào tạo mới, đón đầu yêu cầu phát triển kinh tế xanh, kinh tế số và thích ứng biến đổi khí hậu là nhiệm vụ trọng tâm được lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường giao cho Trường Đại học Thủy Lợi.
Áp lực từ các kỳ thi chuyển cấp đối với học sinh, phụ huynh là có, nhưng cách đối diện và vượt qua áp lực hiện nay đã thay đổi.
0