Ưu tiên nguồn lực để xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia
Nhiều năm liền, trường Mầm non 1/6 quận Ba Đình chưa đạt chuẩn do diện tích nhỏ, với hơn 400 mét vuông, chỉ đủ bố trí 7 lớp học, sĩ số đông từ 40 đến 50 học sinh/lớp. Nhờ giải pháp xây dựng trường chuẩn, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học được cải thiện, sĩ số học sinh cũng giảm một nửa, từ 50 xuống còn 25 học sinh/lớp.
Sáp nhập trường, phân tuyến tuyển sinh phù hợp, tăng cường nguồn lực ưu tiên cho giáo dục… là những giải pháp mà các quận nội thành đang đang áp dụng. Ba Đình hiện có tới 44/48 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 92%, cao hơn tỷ lệ trung bình của thành phố.
Ông Lê Đức Thuận - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình cho biết: "Chúng tôi đã tham mưu những giải pháp đồng bộ, thực hiện nâng tầm của các quận nội đô, dành tầng thấp cho công tác dạy học và tầng cao để làm các phòng chức năng. Đồng thời, chúng tôi đã tham mưu bổ sung quỹ đất nhằm sáp nhập các trường nhỏ lẻ và bổ sung quỹ đất cho những điểm xây dựng mới".
Nếu thiếu quỹ đất là bài toán tại các quận nội thành thì kinh phí là hạn chế ở nhiều huyện ngoại thành. Ưu tiên mọi nguồn lực ở mức cao nhất, đầu tư tập trung để xây dựng trường chuẩn quốc gia là giải pháp cơ bản của huyện Đan Phượng. Do vậy, Đan Phượng luôn duy trì vị trí dẫn đầu khối huyện về tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia và hướng tới cao hơn mức đạt chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Có tỷ lệ trường chuẩn Quốc gia cao thuộc top 5 của thành phố, huyện Gia Lâm được ghi nhận là đơn vị dành mức ngân sách cao để đầu tư cho giáo dục. Đây cũng là 1 trong những đơn vị đầu tiên của thành phố chủ động đề xuất, dùng ngân sách của huyện xây dựng đạt chuẩn các trường trung học phổ thông trên địa bàn. Đến nay, 4/4 trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện đều đạt chuẩn Quốc gia.
Ông Nguyễn Đức Hồng - Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho hay: "Huyện Gia Lâm đã xây dựng một đề án nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2021-2026 và định hướng đến năm 2030. Ngân sách chúng tôi sẽ ưu tiên 30% trên tổng ngân sách của huyện để đầu tư vào giáo dục".
Thành phố đặt mục tiêu đến hết năm 2025, tỷ lệ trường học đạt chuẩn Quốc gia này đạt từ 80% đến 85%. Những chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia không chỉ tạo dựng một môi trường giáo dục tốt nhất, góp phần nâng cao chất lương đào tạo, mà còn thể hiện cam kết của thành phố với mục tiêu: Giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị tăng phụ cấp cho giáo viên lên tối đa 80%, cấp phụ cấp cho nhân viên trường học, quy định phụ cấp khi thực hiện biệt phái...
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ngày 13/5 công bố số lượng thí sinh đăng ký dự thi lớp 10 công lập năm học 2025-2026, trong đó Trường THPT Yên Hòa có tổng số thí sinh đăng ký hàng đầu với hơn 1.928 lượt, nguyện vọng 1 là 1.869.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT của các trường trung học phổ thông công lập không chuyên và chuyên năm học 2025-2026.
Điểm mới trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là xác lập giáo dục nghề nghiệp là một cấp học, gồm hai bậc: trung học nghề và cao đẳng.
Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev lần thứ 59 đều xuất sắc đoạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.
Nhiều trường đại học tại Hà Nội đã công bố mức học phí dự kiến cho năm học 2025-2026, với mức thu dao động từ 18-128 triệu đồng mỗi năm, đa phần tăng so với năm trước.
0