Dự kiến bỏ hàng loạt hình thức kỷ luật với học sinh
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh để các đơn vị, cá nhân nghiên cứu, đóng góp ý kiến. Theo dự thảo, hình thức kỷ luật cao nhất với học sinh là viết bản kiểm điểm.
Cụ thể, dự thảo Thông tư quy định, với học sinh tiểu học sẽ có hai biện pháp kỷ luật là nhắc nhở và yêu cầu xin lỗi. Biện pháp kỷ luật nhắc nhở áp dụng đối với học sinh có hành vi vi phạm ở mức độ 1 (là hành vi có tác hại đến bản thân học sinh). Biện pháp kỷ luật yêu cầu xin lỗi áp dụng đối với học sinh đã thực hiện biện pháp kỷ luật nhắc nhở mà tiếp tục có hành vi vi phạm ở mức độ 1; học sinh có hành vi vi phạm ở mức độ 2 (vi phạm có ảnh hưởng tiêu cực trong phạm vi nhóm, lớp) trở lên. Các biện pháp kỷ luật đối với học sinh tiểu học không lưu hồ sơ và học bạ của học sinh.

Đối với học sinh ngoài đối tượng học sinh tiểu học sẽ có ba hình thức kỷ luật gồm: nhắc nhở, phê bình và yêu cầu viết bản tự kiểm điểm. Trong đó, biện pháp kỷ luật nhắc nhở áp dụng đối với học sinh có hành vi vi phạm ở mức độ 1. Biện pháp kỷ luật phê bình áp dụng đối với học sinh đã thực hiện biện pháp kỷ luật nhắc nhở mà tiếp tục có hành vi vi phạm ở mức độ 1; học sinh có hành vi vi phạm ở mức độ 2. Biện pháp kỷ luật yêu cầu viết bản tự kiểm điểm áp dụng đối với học sinh đã thực hiện biện pháp kỷ luật phê bình mà tiếp tục có hành vi vi phạm ở mức độ 2; học sinh có hành vi vi phạm ở mức độ 3 (vi phạm có ảnh hưởng tiêu cực trong phạm vi toàn trường).
Thông tư cũng quy định một số hoạt động hỗ trợ chủ yếu để khắc phục hành vi vi phạm. Cụ thể các hoạt động này gồm: khuyên bảo, động viên để học sinh tự nhận thức được hành vi vi phạm và hướng khắc phục; theo dõi, tư vấn, hỗ trợ học sinh vi phạm trong quá trình khắc phục hành vi vi phạm; yêu cầu học sinh thực hiện một số hoạt động phù hợp để khắc phục hành vi vi phạm; phối hợp với gia đình học sinh và các lực lượng khác để tư vấn, hỗ trợ học sinh khắc phục hành vi vi phạm.
Dự thảo thông tư này khi được ban hành sẽ thay thế Thông tư số 08/TT ngày 21/3/1988 của Bộ Giáo dục hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh. So với Thông tư 08, dự thảo thông tư mới đã bỏ hàng loạt biện pháp kỷ luật học sinh như khiển trách trước lớp, khiển trách trước hội đồng kỷ luật nhà trường, cảnh cáo trước toàn trường, đuổi học một tuần lễ, đuổi học một năm.
Thông tư 08 cũng là một trong những thông tư có "tuổi đời" lâu nhất của ngành giáo dục khi có hiệu lực trong suốt 37 năm.
Theo TTXVN


Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, THCS tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên.
Xây dựng các chương trình đào tạo mới, đón đầu yêu cầu phát triển kinh tế xanh, kinh tế số và thích ứng biến đổi khí hậu là nhiệm vụ trọng tâm được lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường giao cho Trường Đại học Thủy Lợi.
Áp lực từ các kỳ thi chuyển cấp đối với học sinh, phụ huynh là có, nhưng cách đối diện và vượt qua áp lực hiện nay đã thay đổi.
Phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng chia sẻ trách nhiệm” là giải pháp của ngành Giáo dục Thủ đô nhằm khắc phục sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các trường vùng ngoại thành và nội thành.
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng nhà giáo nhằm giải quyết những bất cập trong sử dụng và quản lý đội ngũ nhà giáo trong thời gian qua.
Một dự án của học sinh Hà Nội sẽ tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2025, diễn ra tại Mỹ.
0