Nên giao quyền tự chủ tuyển dụng cho ngành Giáo dục

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng nhà giáo nhằm giải quyết những bất cập trong sử dụng và quản lý đội ngũ nhà giáo trong thời gian qua.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, sáng 6/5, các đại biểu thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà giáo. Các ý kiến phát biểu tại hội trường tập trung chủ yếu vào 3 vấn đề: trao quyền tuyển dụng, quản lý dạy thêm, học thêm và quy định về cơ chế, chế độ đối với nhà giáo.

Theo các đại biểu, việc giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng nhà giáo nhằm giải quyết những bất cập trong sử dụng và quản lý đội ngũ nhà giáo trong thời gian qua; đồng thời, nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ, nâng cao chất lượng giáo dục.

Đại biểu Mai Văn Hải - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đánh giá: "Dự thảo luật đã quy định rõ về thẩm quyền, trách nhiệm, đồng thời đẩy mạnh phân cấp trong tuyển dụng của các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục. Song cần phải có quy định trong tuyển dụng, phải thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính cạnh tranh trong tuyển dụng, có như vậy, mới nâng cao được chất lượng tuyển dụng đội ngũ nhà giáo".

Đại biểu Nguyễn Tuấn Thịnh - Đoàn ĐBQH Hà Nội bày tỏ đồng tình với chủ trương giao cho cơ quan quản lý giáo dục chủ trì, tham mưu hoặc thực hiện tuyển dụng đối với cơ sở giáo dục công lập. Song, đại biểu đề nghị bổ sung quy định phối hợp, kiểm tra, giám sát của các cơ quan khác trong tuyển dụng để bảo đảm tính chặt chẽ trong quản lý và sử dụng viên chức.

Về vấn đề học thêm, dạy thêm, các đại biểu cho rằng, học thêm là nguyện vọng cá nhân và là nguyện vọng chính đáng. Điều quan trọng là cần siết chặt quản lý để không xảy ra tình trạng giáo viên trục lợi, ép buộc học sinh tham gia học thêm.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã tiếp thu, giải trình và làm rõ các nhóm nội dung mà 26 ý kiến đại biểu đã tranh luận. Bộ trưởng cho biết, việc quy định cơ quan quản lý giáo dục cấp tỉnh chủ trì tuyển dụng giáo viên cho các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn giúp việc này tốt hơn, tạo thuận lợi cho thí sinh không phải thi tuyển nhiều nơi; việc ra đề thi thuận lợi hơn.

Trước một số ý kiến đề nghị có nên khuyến khích địa phương ban hành thêm chính sách để hỗ trợ nhà giáo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, việc hỗ trợ từ địa phương là việc đáng quý và đáng khuyến khích.

"Chúng ta ủng hộ sự công bằng nếu đó là điều tốt đẹp, công bằng, điều kiện mà giáo viên được hưởng các chế độ tốt nhất. Còn sự công bằng không nên giữ cho nhau đều khổ như nhau, đều khó như nhau. Nên khuyến khích các nơi có điều kiện. Với các nơi chưa có điều kiện thì nhà nước phải có chính sách hỗ trợ thêm các địa phương đó", ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu quan điểm.

Người đứng đầu ngành Giáo dục nhấn mạnh, thực tế các giáo viên ở vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc hiện đang được hưởng nhiều chính sách ưu tiên.

Cơ quan chủ trì soạn thảo cho biết sẽ tiếp thu toàn bộ ý kiến, kiến nghị của các đại biểu Quốc hội. Những nội dung nào sửa đổi ngay được, Bộ sẽ tham mưu Chính phủ để ban hành các nghị định triển khai thực thi. Một số nội dung khác sẽ được tiếp thu, sửa đổi, bổ sung trong các dự thảo luật khác, như: Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng nhà giáo nhằm giải quyết những bất cập trong sử dụng và quản lý đội ngũ nhà giáo trong thời gian qua.

Một dự án của học sinh Hà Nội sẽ tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2025, diễn ra tại Mỹ.

Cùng với nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố đã tích cực hợp tác, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc làm.

Theo kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026 của Sở GD&ĐT Hà Nội, ngày 26/6 là hạn cuối để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào các trường THPT tư thục trên địa bàn Thành phố.

Chủ đề: Phân tích dạng bài Đọc hiểu số 2 và Luyện tập. Giáo viên Nguyễn Bảo Trâm - Trường THPT chuyên Chu Văn An - Hà Nội.

Học sinh Hà Nội sẽ được phân tuyến tuyển sinh theo vị trí thực tế nơi ở, thay vì theo địa giới hành chính như hiện nay.