Kỷ luật học sinh trái quy định bị phạt tới 10 triệu đồng
Nghị định số 88/2022/NĐ-CP ngày 26/10/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp quy định cụ thể các mức phạt tiền đối với từng hành vi vi phạm quy định về kỷ luật người học; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học; vi phạm quy định về chính sách đối với người học.
Cụ thể, Nghị định quy định phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Kỷ luật người học không đúng quy định; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về chính sách đối với người học.

Xâm phạm thân thể nhà giáo bị phạt tới 10 triệu đồng
Bên cạnh đó, Nghị định số 88/2022/NĐ-CP cũng quy định phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phạt tiền từ 10 – 15 đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với nhà giáo.
Đối với hành vi không thực hiện đánh giá, xếp loại; không xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; không bố trí nhà giáo đi thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định bị phạt từ 15 - 20 triệu đồng.
Không ký hợp đồng với nhà giáo thỉnh giảng bị phạt tới 20 triệu đồng
Đối với các vi phạm quy định về sử dụng nhà giáo, người dạy, Nghị định số 88/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng nếu không ký hợp đồng với nhà giáo thỉnh giảng theo quy định; bố trí nhà giáo giảng dạy vượt quá định mức giờ giảng theo quy định.
Nghị định cũng quy định rõ phạt tiền đối với hành vi sử dụng nhà giáo, người dạy không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ để giảng dạy trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác hoặc không phù hợp với chuyên môn được đào tạo theo các mức phạt sau:
- Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người dạy các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 Luật Giáo dục nghề nghiệp;
- Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi sử dụng nhà giáo giảng dạy trình độ sơ cấp;
- Phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng nhà giáo giảng dạy trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Theo Chinhphu.vn


Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, THCS tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên.
Xây dựng các chương trình đào tạo mới, đón đầu yêu cầu phát triển kinh tế xanh, kinh tế số và thích ứng biến đổi khí hậu là nhiệm vụ trọng tâm được lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường giao cho Trường Đại học Thủy Lợi.
Phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng chia sẻ trách nhiệm” là giải pháp của ngành Giáo dục Thủ đô nhằm khắc phục sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các trường vùng ngoại thành và nội thành.
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng nhà giáo nhằm giải quyết những bất cập trong sử dụng và quản lý đội ngũ nhà giáo trong thời gian qua.
Một dự án của học sinh Hà Nội sẽ tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2025, diễn ra tại Mỹ.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khẳng định sẽ không để xảy ra tình trạng phụ huynh phải xếp hàng nộp hồ sơ tuyển sinh vào lớp 1 năm học 2025–2026.
0