Học tập suốt đời theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Từ khóa “tự học” và “học suốt đời” được nhấn mạnh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ”.

Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Bác Hồ với giáo dục, giáo dục với Bác Hồ” đã được tổ chức tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vào sáng 12/5.

Hội thảo được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi bức thư đầu tiên cho ngành giáo dục. Đây cũng là nơi gắn liền với sắc lệnh đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh ký về giáo dục, ngay sau khi nước Việt Nam mới ra đời, đó là Sắc lệnh số 45 về việc thiết lập một Ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội - Tiền thân của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội ngày nay.

Dự hội thảo có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, cùng nhiều chuyên gia, nhà khoa học uy tín.

Tại hội thảo, từ khóa “tự học” và “học suốt đời” được nhấn mạnh như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người từng khẳng định: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. “Về việc học, lấy tự học làm cốt”, đây không chỉ là phương pháp học, mà còn là triết lý sống, là con đường tự phát triển toàn diện nhân cách, trí tuệ, đạo đức, tinh thần dân tộc và trách nhiệm xã hội.

Trong bối cảnh toàn cầu chuyển động với tốc độ chưa từng có, tư tưởng học tập suốt đời trở thành đòi hỏi tất yếu. Đây cũng là một trong những nội dung được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong chỉ đạo mới đây: “Chỉ khi toàn dân học tập suốt đời, chúng ta mới vững vàng bước vào kỷ nguyên phát triển giàu mạnh”.

Ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định: "Làm theo, thực hiện và phát huy tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh trong việc xây dựng xã hội học tập và việc học tập suốt đời, thúc đẩy tinh thần tự học, như phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm 'học tập suốt đời để dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung để trở thành người có ích cho xã hội'; Tổng Bí thư cũng chỉ đạo trong bài viết 'Học tập suốt đời': 'Chúng ta đang sống trong thời đại mà tri thức, kiến thức, hiểu biết sẽ giúp con người phát huy cao độ tiềm năng để tận dụng tốt các cơ hội, ứng phó hiệu quả với những thách thức để phát triển bền vững; cũng là thời đại mà khối lượng kiến thức của nhân loại tăng lên hằng ngày theo cấp số nhân'. Để thực hiện được tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, ngành giáo dục sẽ tăng cường giáo dục rèn luyện năng lực tự học, kỹ năng học tập không ngừng, học tập số, ứng dụng số, nâng cao năng lực số, năng lực đổi mới sáng tạo cho người học, tạo ra lớp người mới biết ứng phó và thích ứng với các thách thức của thời đại".

Chỉ đạo tại hội thảo, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục hiến kế, đề xuất các giải pháp nhằm khơi thông những điểm nghẽn, giải quyết những vấn đề then chốt nhất trong giáo dục và đào tạo, để tư vấn, tham mưu Bộ Chính trị ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả nghị quyết về đột phá phát triển giáo dục và đào tạo, tạo nên cuộc cách mạng về phát triển giáo dục và đào tạo, đưa đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ đề: Chữa đề tham khảo theo mẫu minh họa của Bộ GD-ĐT. Giáo viên Nguyễn Thị Thu Hằng - Trường THPT Phan Đình Phùng - Hà Nội.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, Sở Nội vụ và UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025, vào sáng 11/5.

Trong bối cảnh Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, các trường học tại Hà Nội đã chủ động nhiều giải pháp để hỗ trợ học sinh lớp 12 ôn tập hiệu quả.

Cả 8 học sinh đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lý Châu Á (APhO) năm 2025 đều đoạt giải với thành tích xuất sắc gồm 3 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng.

Cuộc thi “Sinh viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào thiết kế các sản phẩm tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật” do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức đã khép lại với vòng chung kết sôi nổi vào tối 10/5, thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên và giảng viên.

Chủ đề: Góc và Khoảng cách trong không gian. Giáo viên Mai Kim Bình - Trường THPT Việt Đức.