Sinh viên sáng tạo trong tuyên truyền pháp luật
Chỉ trong 10 ngày phát động, cuộc thi đã thu hút 37 đội thi với hơn 200 sinh viên tham gia. Với sự đồng hành của 14 giảng viên, luật sư và chuyên gia pháp lý, các đội thi đã cho ra mắt 33 sản phẩm tuyên truyền pháp luật dưới nhiều hình thức như ebook, video clip, ứng dụng smartphone và bộ infographic.
Lĩnh vực pháp luật Hình sự chiếm ưu thế với 16 bài thi, tiếp đến là Dân sự (8 bài), Hành chính (4 bài) và Kinh tế (5 bài).
10 sản phẩm xuất sắc nhất để tranh tài tại vòng chung kết là cơ hội để các đội thi trình bày ý tưởng, chứng minh tính thực tiễn và khả năng áp dụng của sản phẩm vào công tác tuyên truyền pháp luật.
Cuộc thi EdulawTech không chỉ tạo sân chơi bổ ích cho sinh viên Luật mà còn khẳng định vai trò tiên phong của Đại học Luật Hà Nội trong việc thúc đẩy ứng ụng công nghệ thông tin vào giáo dục pháp luật, đồng thời đóng góp tích cực vào các hoạt động phục vụ cộng đồng.


Chủ đề: Ôn tập kiến thức về thể loại Thơ trong chương trình Ngữ văn THPT. Giáo viên Trần Thị Hải Quỳ - Trường THPT Lý Thường Kiệt - Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 58 về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đầu cấp năm 2025.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố danh sách 133 học sinh được miễn thi trong Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và ưu tiên xét tuyển đại học năm 2025.
Phong trào "Nhà trường cùng chung tay phát triển - thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm" đã và đang trở thành những hành động cụ thể, thiết thực, chạm đến từng lớp học, từng giáo viên, từng học sinh.
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư mới về khen thưởng và kỷ luật học sinh, với điểm nhấn là dự kiến loại bỏ nhiều hình thức kỷ luật nghiêm khắc từng áp dụng suốt hàng chục năm qua.
Liên quan đến thông tin phản ánh giáo viên trường Trung học cơ sở Vân Hồ dạy thêm chưa đúng quy định, ngày 8/5, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng đã có báo cáo gửi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, UBND quận Hai Bà Trưng về kết quả xác minh sự việc.
0