Bỏ kỷ luật nghiêm khắc với học sinh: Nhân văn nhưng đủ sức răn đe
Học sinh với đề xuất bỏ kỷ luật nghiêm khắc
Học sinh Trần Chí Bách, Trường THCS Xuân La, Tây Hồ chia sẻ: "Con đã từng nói chuyện trong giờ và thiếu bài tập về nhà. Hình thức con bị phạt là đuổi ra ngoài lớp ghi chép bài. Con cảm thấy hơi ngại với các bạn lớp bên, còn các bạn trong lớp cứ nhìn mình nên ngại. Con muốn cô gặp riêng và nhắc nhở con để rút kinh nghiệm cho lần sau".
Hay em Phương Đăng Khoa, Trường THCS Xuân La, Tây Hồ đã từng bị đình chỉ học vì phá lớp và đã bị giáo viên nhắc nhở nhiều lần. "Nếu đình chỉ 1-2 ngày đầu, mình sẽ thấy vui vì không phải học nhưng những ngày sau thì không vui, vì nhớ trường lớp. Con muốn hình thức phạt là viết bản kiểm điểm. Nếu đình chỉ, chỉ 1-2 ngày thôi, không đình chỉ nhiều", em Khoa nói.
Học sinh Phạm Việt Hà Linh, Lớp 10N6, Trường THPT Trí Đức, quận Nam Từ Liêm cũng cho rằng: "Nếu chỉ viết bản kiểm điểm thì chưa đủ sức răn đe cho những bạn hay nghịch. Đối với những bạn đó cần hình thức cao hơn để các bạn có thể thay đổi bản thân mình".
Kỷ luật bằng tình yêu thương
Là cán bộ lớp nên khi đi học muộn, làm ảnh hưởng đến thi đua của lớp, em Nguyễn Minh Anh đã tự nhận hình thức kỷ luật mà nhà trường đang áp dụng. Hình thức khá đặc biệt, yêu cầu đến thư viện trường chọn đọc một truyện ngắn, sau đó viết cảm nhận về cuốn truyện hoặc nhân vật trong câu chuyện đó. Hình thức kỷ luật này là sáng kiến của cô Trần Thị Thúy Diệu - nhân viên thư viện nhà trường. Có lẽ khi thực hiện, “hình phạt” này mang lại nhiều hiệu quả tích cực đối với các học sinh mắc lỗi.
Em Nguyễn Minh Anh, Trường THCS Xuân La, Tây Hồ chia sẻ: “Trong không gian tĩnh lặng tại thư viện, em suy nghĩ về lỗi sai và cần sửa chữa. Ngoài ra, việc đọc truyện giúp em có thể học được nhiều bài học hay, những tấm gương tốt”.
Cô giáo Trần Thị Thúy Diệu cho hay: “Trong quá trình công tác, tôi thấy cùng với việc rèn kỷ luật cho học sinh thì cần giáo dục học sinh hướng thiện. Sau thời gian thực hiện, học sinh của trường có nhiều chuyển biến tích cực”.
Những lỗi như ngủ gật, quên làm bài tập… thay vì bị nêu tên, bêu gương trước mặt các bạn, tại lớp học hạnh phúc ở Trường THPT Hoàng Cầu, giáo viên đã đưa ra hình thức kỷ luật tích cực đối với học sinh.
Học sinh Đào Khôi Minh chia sẻ: “Các cô chỉ giao cho bài tập về nhà, bảo bọn em ngồi làm lại, thậm chí có những lúc, thầy cô cảm thấy những điều đó không có gì quá đáng thì các cô bảo chúng em đi nhặt rác trong lớp, vệ sinh lớp học, lau bảng”.
“Em thấy có những hình phạt đáng yêu lắm, như mua gói quà nhỏ chia cho các bạn nếu mình vi phạm nhiều lần, nếu vi phạm 1-2 lần thì chỉ cần lau bàn ghế, trực nhật trong một tuần hoặc trong một khoảng thời gian nhất định. Những vi phạm không quá nghiêm trọng, áp dụng hình thức như vậy giúp các bạn nhận được những lỗi sai, cải thiện được bản thân”, em Phạm Mai Phương cho biết.
Trong môi trường giáo dục, quyết định kỷ luật có thể mang lại động lực cho học sinh, nhưng ngược lại cũng có thể làm các em xấu hổ, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Kỷ luật xuất phát từ tình yêu thương, sự bao dung và tôn trọng học trò, không làm tổn thương các em. Cô giáo Bùi Thị Ngọc Lan, Trường THPT Hoàng Cầu cho rằng: “Làm sao cho học sinh nhận thức được việc vi phạm của mình, tự giác thay đổi và điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực. Ví dụ xử phạt các con làm một bài thơ, cho dù các con chưa từng làm thơ bao giờ. Cho các con làm công việc của chính gia đình như dọn căn phòng các con ở, rửa chân cho bà, các con quay lại clip để nộp. Chính các hình phạt đó là cầu nối, gắn kết các thành viên trong gia đình, trong lớp học, giữa gia đình và nhà trường”.
Kỷ luật tích cực không chỉ góp phần giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh mà còn hướng đến xây dựng trường học hạnh phúc với mục tiêu: “Yêu thương, An toàn và Tôn trọng”.


Chủ đề: Chữa đề tham khảo theo mẫu minh họa của Bộ GD-ĐT. Giáo viên Nguyễn Thị Thu Hằng - Trường THPT Phan Đình Phùng - Hà Nội.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, Sở Nội vụ và UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025, vào sáng 11/5.
Trong bối cảnh Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, các trường học tại Hà Nội đã chủ động nhiều giải pháp để hỗ trợ học sinh lớp 12 ôn tập hiệu quả.
Cả 8 học sinh đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lý Châu Á (APhO) năm 2025 đều đoạt giải với thành tích xuất sắc gồm 3 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng.
Cuộc thi “Sinh viên ứng dụng Công nghệ thông tin vào thiết kế các sản phẩm tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật” do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức đã khép lại với vòng chung kết sôi nổi vào tối 10/5, thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên và giảng viên.
Chủ đề: Góc và Khoảng cách trong không gian. Giáo viên Mai Kim Bình - Trường THPT Việt Đức.
0