Nhân viên tâm lý trường học cần phụ cấp phù hợp
Một trong những lí do khiến phòng tâm lý tại các trường học ngày càng trở nên hữu ích với học sinh, là bởi chuyên viên tư vấn có chuyên môn và hoạt động độc lập, học sinh có thể yên tâm về việc bảo mật với các vấn đề nhạy cảm. Trước đây ở nhiều trường, giáo viên thường kiêm nhiệm luôn vị trí này. Điều này tạo quan hệ song chiều và vi phạm nguyên tắc trong tư vấn tâm lý, khiến các em không dễ mở lòng.
Học sinh Nguyễn Hiền Minh, Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), chia sẻ: "Phòng tâm lý rất hữu ích, giúp chúng em được chia sẻ câu chuyện và nhận những lời khuyên hữu ích thay vì chịu đựng những vấn đề tiêu cực một mình".
Lí do nhà trường thường phân công kiêm nhiệm như vậy, một phần là do các trường công lập chưa có vị trí việc làm với nhân viên tư vấn tâm lý học đường. Tuy nhiên đến nay, thông tư mới của ngành giáo dục đã quy định rõ ràng về vị trí việc làm này. Điều này cho thấy nhận thức mới về việc hỗ trợ tâm lý cho học sinh. Song hiện nay, các phòng tư vấn vẫn thiếu vị trí này, do thiếu nguồn tuyển, thu nhập hạn chế, khiến nhiều người không mặn mà.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Trưng Vương (Hà Nội), cho biết: "Các con áp lực về việc học hành, thi cử hoặc cũng có thể tâm lý dẫn đến từ việc các con sử dụng các thiết bị công nghệ quá nhiều hoặc cha mẹ quá bận rộn chưa có thời gian thực sự nhiều dành cho con cái. Chính vì thế, trong các nhà trường hiện nay, chúng tôi rất mong muốn có một nhân viên tư vấn chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ này, trực hàng ngày ở trường để có thể kịp thời giải đáp những vấn đề, những băn khoăn, lo lắng hay những vấn đề các con gặp phải trong cuộc sống".
Cô giáo Khuất Kiều Ngân, Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội, chia sẻ thêm: "Tôi nhận thấy mình chưa được đào tạo bài bản. Lứa tuổi học sinh này tâm lý còn xáo trộn và chúng tôi chưa có những chính sách hay đãi ngộ nào. Chúng tôi rất mong rằng thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể có những chính sách phù hợp hơn với những nhân viên tư vấn học đường kiêm nghiệm như chúng tôi".
Hệ thống hỗ trợ tâm lý học đường cần được nhìn nhận nghiêm túc và đầu tư bài bản. Nhưng trong bối cảnh nguồn lực có giới hạn, các nhu cầu đầu tư đổi mới giáo dục đều đang thiếu, rất khó để có sự đầu tư ngay và luôn.
Ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Một là sẽ nghiên cứu, đề xuất cho đội ngũ nhân viên trường học được hưởng chế độ phụ cấp nghề phù hợp với vị trí, việc làm, tương xứng với tính chất, mức độ đào tạo. Thứ hai là tiếp tục rà soát để đánh giá mức độ phức tạp vị trí việc làm của nhân viên trường học để làm cơ sở điều chỉnh theo quy định hiện hành, góp phần cải thiện thu nhập”.
Theo nghiên cứu của Unicef tại Việt Nam, có 9-28% trẻ vị thành niên có vấn đề về sức khỏe tâm thần, khoảng 3 triệu trẻ em Việt Nam có nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần. Việc hỗ trợ tâm lý ngay từ môi trường học đường có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo sự ổn định, lành mạnh cho học sinh. Để làm được điều này, không thể lơ là việc phát triển bền vững các phòng tư vấn tâm lý.


Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
0