Ai đã đuổi sâm cầm đi?
This is a modal window.
Những ngày cuối tuần, có lẽ giữa phố phường chật chội người xe đông đúc, hồ Tây là nơi hiếm hoi để mỗi người có thể ngắm trọn vẹn hoàng hôn và tận hưởng không gian yên bình, để có cảm giác nhẹ nhõm và thư thái sau những giờ làm việc vất vả. Trước mênh mông sóng nước hồ Tây, nhìn cảnh hồ như khoác lên mình tấm voan màu đỏ vàng vào buổi chiều tà, nhìn những cặp đôi thư thái dạo bước bên hồ, Hường cảm thấy như được trở về những khoảnh khắc thanh xuân của mình, để nhớ để thương những kỷ niệm, những hồi ức được gửi vào sóng nước. Hường như thấy vang vọng đâu đây câu hát trong ca khúc Nhớ mùa thu Hà Nội của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi. Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời.”
Có lẽ vì hồ Tây rộng lớn, lãng mạn, đậm chất thơ nên đã mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho mỗi người, đặc biệt là những người đã lỡ đem lòng thương cảnh vật, con người Hà Nội. Nhìn những khoảnh khắc lãng mạn, bình yên trong một ráng chiều hồ Tây, sóng nước hồ Tây vẫn còn đây, những ráng vàng lay bờ xa vẫn còn đó, nhưng bầy sâm cầm nhỏ giờ ở nơi đâu?
Trong ký ức của nhiều người dân Hà Nội một thời, sâm cầm về hồ Tây theo bầy, đông đúc. Những con chim nhỏ mỏ le mình cốc, giống như những chiếc nấm đen xám di động, bồng bềnh theo từng dợn sóng trên mặt nước hồ thu. Trong một buổi chiều thu ngồi bên hồ, tựa vào vai người thương, rồi thả hồn cùng bầy sâm cầm bơi lội, nô đùa trên mặt nước hồ Tây thì thi vị biết bao. Những chú chim nhỏ vô tư bơi lặn, tìm kiếm hạt sen trong đám sen ven bờ, hay lách vào những khóm lục bình phơn phớt những bông hoa màu tím. Chúng sẽ bơi lội, thả mình tự do, rỉa lông, rỉa cánh trong ráng chiều. Và những người ngồi bên bờ hồ sẽ khẽ nhắc nhau, yên lặng, yên lặng, để đàn sâm cầm không hoảng loạn mà bay đi mất.
Và giờ không chỉ sâm cầm, những loài chim thường về trú ngụ ở Hà Nội cứ thưa thớt dần. Chúng ta không còn được nhìn thấy đàn cò đậu trắng vòm xanh trên những ngọn cây sao ở phố Lò Đúc. Và hình ảnh từng đàn sâm cầm bơi lội trên mặt nước hồ Tây mênh mang và thơ mộng mỗi độ thu về cũng không còn thấy./.
Đất nước mình có rất nhiều những dòng sông. Nhưng chắc chắn, trong thời hiện đại, không một dòng sông nào phải chứng kiến nỗi đau chia cắt như dòng Bến Hải. Những ngày tháng 4 lịch sử này đánh dấu tròn nửa thế kỷ đất nước thống nhất, cây cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải giờ đây chỉ còn là chứng tích cho một thời mất mát, đau thương.
Trưa nay, ngồi ăn cơm cùng các anh chị đồng nghiệp, câu chuyện rôm rả xoay quanh dịp lễ 30/4 sắp tới. Ai cũng háo hức chia sẻ dự định, ai cũng mong chờ một kỳ nghỉ thật đặc biệt – không chỉ vì được nghỉ, mà bởi đây là một ngày có ý nghĩa rất thiêng liêng đối với dân tộc Việt Nam.
Sau cái rét nàng Bân, Hà Nội lại bắt đầu bước sang một mùa kỳ lạ khác trong năm, gây cảm giác khó chịu dai dẳng, đó chính là mùa nồm.
Mọi sự sống trên đời này suy cho cùng đều phấn đấu hướng đến nơi có nhiều ánh sáng để trở nên mạnh mẽ, tốt đẹp hơn. Dù cho có trải qua bao nhiêu chông gai thử thách, chỉ cần ta không bỏ cuộc thì ánh sáng luôn ở cuối đường hầm.
Người ta lập gia đình không chỉ để có một tờ giấy đăng ký kết hôn, mà để tìm một nơi gọi là nhà. Nhưng có bao nhiêu người thật sự mong muốn trở về nhà sau một ngày dài? Có bao nhiêu người khi chồng rời đi, lòng vợ đầy nuối tiếc vì chưa đủ thời gian bên nhau? Hạnh phúc không phải là một điểm đến, mà là hành trình mà vợ chồng cùng nhau bước qua mỗi ngày.
Có một người mẹ, trong lúc nóng giận, không kiềm chế được đã đánh con mình. Người xưa thường nói: "Yêu cho roi cho vọt". Nhưng liệu sự thể hiện tình yêu bằng cách này có làm đau trái tim con cái, hay tự làm đau chính trái tim của những người làm cha làm mẹ?
0