Lá rụng về cội

"Thanh minh trong tiết tháng Ba/Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh" - tiết Thanh minh nhắc nhở người Việt Nam ta hướng về cội nguồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Vạn vật trên thế gian này đều nằm trong một quy luật tuần hoàn bất biến. Trời có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Nước từ dòng chảy ngầm trong lòng đất chảy ra sông biển, bay hơi, tích tụ trên những đám mây rồi những trận mưa lại đưa nước trở về với lòng đất. Con người cũng vậy, thân cát bụi rồi sẽ lại trở về với cát bụi mà thôi, như lời bài hát của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn: "Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi/Để một mai tôi về làm cát bụi/Ôi cát bụi mệt nhoài/Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi…".

Vâng, cái quy luật tuần hoàn muôn thuở ấy sẽ đến và nhất định ai cũng sẽ trải qua giống nhau; nếu có khác, chỉ là hạt bụi kia có được trở về đoàn tụ tại nơi trước kia đã vươn hình hài lớn dậy làm người và nay được trở về mảnh đất quê hương, nơi chôn rau cắt rốn hay không?

Tôi từng chứng kiến một số người Việt ta, vì những lý do khác nhau, phải rời xa quê hương, làm ăn, sinh sống tại nước ngoài. Nhưng lúc cuối đời, họ có một mong muốn được hóa thân vào lòng đất mẹ. Họ sẵn sàng từ bỏ cuộc sống tiện nghi, đầy đủ về phúc lợi xã hội ở đất người để trở lại quê hương. Lá bao giờ cũng rụng về cội; nước bao giờ cũng chảy về nguồn là vậy! 

Với cha tôi, ông rời quê hương, thoát ly đi tham gia cách mạng từ lúc mười tám, đôi mươi. Cái gia đình nhỏ mà ông bà gây dựng trước kia, nay đã trở thành một đại gia đình lớn với các con, cháu, chắt sinh sôi, phát triển nơi đất khách. Thời gian sinh sống ở Thủ đô còn gấp nhiều lần thời gian sinh sống ở mảnh đất nơi ông đã sinh ra. Thủ đô đã thực sự là quê hương thứ hai của ông, là mảnh đất gắn bó, lập nghiệp của con, cháu, chắt ông. Nhưng ông vẫn có nguyện vọng lúc cuối đời là được yên nghỉ tại quê nhà.

Khi ông mất, đã có người thân chân tình khuyên các con ông không nên đưa ông về quê. Vì từ Hà Nội về đó xa xôi, rất vất vả, khó khăn sau này khi đi tảo mộ, thăm viếng. Cái lý của những lời khuyên ấy không sai. Thời gian rồi ai cũng sẽ già đi, trong khi gia đình, con cháu chắt đều sinh sống tại Hà Nội. Thời gian sẽ làm các con ông thêm tuổi, mắt mờ, chân yếu, đi lại khó khăn, ngại ngùng. Đời con thì còn có thể cố gắng, nhưng đến đời cháu, chắt liệu có nhạt nghĩa, nhạt tình? Nhưng cuối cùng, chúng tôi - những người con của ông - vẫn chọn cách tôn trọng di nguyện của cha, đưa ông về nằm giữa lòng đất quê hương với tổ tiên trong dòng họ. Cuộc hành hương về quê có vất vả, mỏi mệt nhưng chúng tôi vẫn cố gắng.

Đi lại thăm viếng, tảo mộ ở quê hương một thời gian, bây giờ, chúng tôi mới hiểu hết dụng ý của cha tôi, đó có lẽ cũng là suy nghĩ của nhiều người con sống xa quê khi ở cái tuổi đã xế bóng chiều. Không chỉ đơn giản là cha chúng tôi muốn được trở về cội nguồn như mong mỏi của bao người con, ra đi từ làng, lúc cuối đời muốn được quê hương dang tay bao bọc, mà điều ông trăn trở nhất, là làm cách nào để các con cháu luôn giữ được gốc gác, cội nguồn của mình. Lúc còn sống, ông đã làm hết mình với quê hương, dòng họ. Nhưng lúc nằm xuống, ông sợ con cháu sẽ sao nhãng mà quên đi nguồn gốc tổ tiên. Vì thế, ông nguyện đem tro cốt của mình trở thành cầu nối để con cháu ông, vì ông mà về quê. Qua đó, tạo nên sợi dây gắn bó tình cảm với họ hàng, làm tăng thêm tình thân họ tộc, rồi trở thành một phần của quê hương mình.

"Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn/ Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu/Người ta nguồn gốc từ đâu/Có tổ tiên trước rồi sau có mình" -  câu ca dao là lời nhắc nhở về đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Chẳng ai là người mất gốc, chẳng ai là không có quê hương. Và dĩ nhiên, quê hương không chỉ thể hiện trong tấm thẻ căn cước công dân, mà nó là một địa danh nơi tổ tiên, ông bà cha mẹ chúng ta đã từng sinh sống. Hãy trở thành chiếc gạch nối gắn kết các thế hệ để quê hương không bao giờ mất đi, cũng như, chúng ta không thể mất đi gốc gác của mình.

Trần Minh

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khởi công, khánh thành 80 dự án với tổng vốn đầu tư 445.000 tỷ đồng; Khởi công nút giao Vành đai 3,5 – Đại lộ Thăng Long; Chính thức thông xe đường Lê Quang Đạo kéo dài; Israel không loại trừ khả năng tấn công Iran;... là một số nội dung đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 23h00 hôm nay.

Nhật Bản và Hàn Quốc đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump. Không chỉ doanh nghiệp, người dân Hàn Quốc, Nhật Bản cũng rất lo lắng, đặc biệt khi ngành ô tô đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo, chính sách thuế quan của Mỹ sẽ đe doạ đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này.

Quảng Ninh: Toàn cảnh vụ án ma túy đặc biệt nghiêm trọng; Dập tắt đám cháy tại khu lán xưởng trái phép; Kịp thời giải cứu người bị mắc kẹt trong thang máy;... là những thông tin đáng chú ý trong Bản tin 141 hôm nay.

Thủ tướng chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia; Khởi công dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long; Mỹ cảnh báo rút khỏi vai trò trung gian cho tiến trình hòa bình tại Ukraina;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình Thời sự 19h00 hôm nay.

Thủ tướng chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia; Hà Nội khởi công nút giao lớn kết nối hai tuyến đường quan trọng; Sao Khuê 2025: Vinh danh 198 nền tảng, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc; Hôm nay, Iran và Mỹ tổ chức đàm phán tại Rome;... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

“Cu li không bao giờ khóc” giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á; Vân Hugo và loạt sao Việt xin lỗi vụ quảng cáo sữa; Dàn hoa hậu khoe sắc trong MV nghệ sĩ Hàn Quốc;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin Thế giới Showbiz hôm nay.