Thường Tín vinh danh làng khoa bảng, làng nghề truyền thống

Lễ rước vinh danh các làng khoa bảng cùng các làng ghề truyền thống là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động khai bút và sản xuất làng nghề truyền thống xuân Ất Tỵ 2025 của huyện Thường Tín.

Huyện Thường Tín xưa có tên là Thượng Phúc, được mệnh danh là đất học - đất danh hương. Đây cũng là vùng đất nghề với 121 làng nghề truyền thống tiêu biểu.

Tại lễ vinh danh dịp đầu xuân mới, đoàn rước với đại diện 16 làng khoa bảng tiêu biểu và 8 làng nghề truyền thống của huyện Thường Tín rước biển vinh danh, xuất phát từ sân đình thôn Văn Hội, xã Văn Bình, đến khu Văn Từ Thượng Phúc - nơi thờ phụng và tôn vinh các bậc tiên hiền, các nhà khoa bảng của huyện Thường Tín trong lịch sử.

Lễ rước không chỉ mang lại không khí vui tươi, rộn ràng, tạo động lực để người dân phấn khởi, thêm quyết tâm cho một năm học tập và sản xuất mới mà còn khẳng định giá trị truyền thống quý báu của huyện Thường Tín, vùng đất hiếu học và có nhiều nhà khoa bảng nhất Thủ đô; đồng thời tôn vinh các giá trị làng nghề truyền thống của địa phương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa.

Một Hà Nội hiện lên bình dị mà sâu sắc, sống động mà lặng lẽ, tại triển lãm ảnh “Hà Nội ơi”, được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách cùng tên.

Đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc đang trở thành không gian nghệ thuật đặc biệt với triển lãm “Lấp lánh phố nghề”, tái hiện vẻ đẹp của nghề kim hoàn truyền thống. Đây là dịp để công chúng khám phá lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội.

Trong 3 ngày 14-16/5, người dân, phật tử có thể đến chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong khung giờ từ 6h đến 23h.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.