Nghề kim hoàn ở phố Hàng Bạc

Đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc đang trở thành không gian nghệ thuật đặc biệt với triển lãm “Lấp lánh phố nghề”, tái hiện vẻ đẹp của nghề kim hoàn truyền thống. Đây là dịp để công chúng khám phá lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội.

Khi phố cổ lên đèn, Đình Kim Ngân là một điểm nhấn trên phố Hàng Bạc sôi động. Đến đây những ngày này, du khách được nghe câu chuyện về lịch sử hình thành về một trong những nghề nổi tiếng của Thăng Long - Hà Nội. Dài khoảng 500m, phố Hàng Bạc là một trong 36 phố cổ nổi tiếng của Hà Nội. Được hình thành từ thế kỷ 15, nơi đây từng là nơi tập trung những cửa hàng và xưởng chế tác vàng bạc sầm uất.

Triển lãm “Lấp lánh phố nghề” tái hiện lại vẻ đẹp nghề kim hoàn trong khung cảnh cổ kính của ngôi đình 500 năm tuổi. Tác phẩm "Nén vàng, nén bạc" thắp sáng sân đình, như một lời tri ân gửi tới các nghệ nhân làng Châu Khê – những người đã mang nghề đúc bạc từ Hải Dương về phố Hàng Bạc từ thế kỷ XV. Họa sĩ Vũ Xuân Đông - Tác giả tác phẩm “Nén vàng, nén bạc”, cho biết: "36 đĩnh vàng bạc tượng trung cho 36 phố phường, tôi dùng đèn lồng treo để thể hiện tác phẩm này".

Triển lãm “Lấp lánh phố nghề” giới thiệu nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Những bức ảnh của nhiếp ảnh gia William Crawford chụp phố Hàng Bạc 40 năm trước, trong đó có tấm biển quảng cáo của các cửa hiệu kim hoàn nổi tiếng từ xưa và không thể thiếu sản phẩm điêu khắc tinh tế từ vàng, bạc... Tất cả nhằm tôn vinh giá trị di sản nghề truyền thống và thúc đẩy không gian sáng tạo.

Diễn ra từ nay đến hết ngày 1/6, triển lãm dự kiến thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử của Thăng Long xưa, cảm nhận sự thay đổi của một nghề truyền thống. Sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại tại triển lãm giúp du khách hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa mà Thủ đô đang gìn giữ và phát huy.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.

"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.

Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.

UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.

Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.