Cung rước xá lợi Phật từ Nội Bài về chùa Quán Sứ

Trong 3 ngày 14-16/5, người dân, phật tử có thể đến chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong khung giờ từ 6h đến 23h.

Lực lượng chức năng điều tiết giao thông

Sau thời gian trên, xá lợi Đức Phật được rước về chùa Tam Chúc (Hà Nam) từ ngày 17 đến ngày 21/5. Sau đó, xá lợi Đức Phật sẽ trở về Ấn Độ.

Để bảo đảm an ninh trật tự và an toàn giao thông phục vụ lễ, CSGT thành phố Hà Nội yêu cầu tất cả chủ phương tiện và tài xế tự giác chấp hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và sự hướng dẫn, phân luồng của lực lượng chức năng.

Cảnh sát cũng lưu ý, phật tử và nhân dân đến chiêm bái xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni (Bảo vật Quốc gia Ấn Độ) tại chùa Quán Sứ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) gửi phương tiện tại Công viên Thống Nhất, các tuyến Trần Nhân Tông, Quang Trung, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Du và những điểm trông giữ xe ngoài phạm vi hạn chế, tạm cấm phương tiện.

Theo kinh sách và sử liệu của Phật giáo, xá lợi Phật là tro và những mẫu vật của thân thể Đức Phật còn lại sau khi hỏa táng. Vào tháng 1-1898, các nhà khoa học đã tìm thấy những mẫu vật đó trong một cuộc khai quật khảo cổ tại một ngôi làng tên là Piprahwa ở Uttar Pradesh, Ấn Độ. Các kết quả nghiên cứu tiếp theo đó xác định xá lợi của Đức Phật theo như kinh sách Phật giáo ghi chép là có thật. Điều đó cho thấy, Đức Phật không phải là một đấng siêu nhiên hay chỉ là biểu tượng tinh thần của một tôn giáo. Ông trở thành Phật, một bậc đại giác ngộ, bằng chính công phu hành trì tu tập, bằng lòng từ bi và trí tuệ mà tìm thấy nguyên nhân khổ ải của con người và tìm ra con đường diệt trừ khổ đau để đạt được hạnh phúc chân thật.

Xá lợi đích thực của Đức Phật không chỉ là những mẫu vật còn lại của thân thể mà ngọn lửa không thể đốt hết, là hiện vật lịch sử mang niềm tin tâm linh sâu sắc mà còn là cầu nối tinh thần giữa con người và những giá trị từ bi, giác ngộ của nhà Phật. Việc xá lợi Phật được cung nghinh từ Ấn Độ về Việt Nam lần này, trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025, là một sự kiện trọng đại, thu hút hàng vạn phật tử và người dân từ mọi miền đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.

"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.

Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.

UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.

Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, khu sinh thái Đồi 79 mùa xuân thuộc xã Thanh Lâm, Huyện Mê Linh là một không gian rộng thoáng và tràn ngập màu xanh, khiến ai đến thăm cũng ấn tượng.