Ký ức cách mạng hào hùng
Nằm giữa lòng khu phố cổ Hà Nội, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm những ngày này trở thành một điểm hẹn đặc biệt của nghệ thuật và ký ức. Triển lãm độc đáo với hơn 50 bức tranh cổ động từ nhiều thời kỳ, hòa quyện giữa hội họa và dòng chảy lịch sử, tái hiện lại hành trình kháng chiến, kiến quốc của dân tộc Việt Nam.
Tranh cổ động có ngôn ngữ hội họa cô đọng, mang tính biểu tượng, gần gũi và dễ hiểu. Mỗi bức tranh truyền đi thông điệp và kể lại những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước. Có những tranh cổ động vẫn vẹn nguyên sắc màu, có bức đã bạc màu thời gian nhưng vẫn thổi bừng lên khí thế đấu tranh, tinh thần lao động, sản xuất để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc mạnh mẽ.
Là một người lính từng trải qua những năm tháng chiến tranh, họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức đã sưu tầm, gìn giữ để giới thiệu những tác phẩm đặc biệt đến công chúng. Đây còn là cách để họa sĩ gìn giữ ký ức của chính mình, tri ân quá khứ và tiếp nối tinh thần một thời hào hùng của cả dân tộc.
Triển lãm lần này là cơ hội để công chúng tìm hiểu về giá trị của tranh cổ động, như những thước phim sống động kể về một thời kỳ gian khó nhưng in đậm tinh thần chiến đấu, lao động và niềm tin chiến thắng trong mỗi trái tim người dân Việt Nam. Triển lãm sẽ diễn ra đến hết ngày 31/5/2025.


Sau quá trình xét chọn và bình chọn, danh sách 50 tác phẩm xuất sắc đã được công bố vào sáng 25/4, nhằm tôn vinh những đóng góp tích cực của đội ngũ văn nghệ sĩ cho sự phát triển văn hóa, nghệ thuật thành phố trong thời gian qua.
Tiếng gọi của lịch sử, tiếng vọng của tinh thần dân tộc, khát vọng độc lập, hòa bình và phát triển đã được tái hiện sống động qua triển lãm tranh cổ động của họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức.
Triển lãm mỹ thuật “Qua miền thương nhớ” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mang đến cho công chúng một không gian nghệ thuật ý nghĩa.
Chùa Thắng Nghiêm tọa lạc tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai là công trình tâm linh có kiến trúc độc đáo, với giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời.
Tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Hầm D67 và Hầm T1 là hai “địa chỉ đỏ” - nơi đây không đơn thuần là một công trình kiến trúc quân sự kiên cố, mà còn là hiện thân của tinh thần đấu tranh bất khuất, một di tích vững bền với thời gian.
Liên Hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị toàn quốc "50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước" (30/4/1975 - 30/4/2025) vào sáng nay (25/4), tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.
0