Kiến trúc độc đáo chùa Thắng Nghiêm
Nhà sư Thích Đạo Phát cho biết: "Ngôi chùa Khúc Thủy hay còn gọi là chùa Thắng Nghiêm đã có gần 2000 năm lịch sử gắn liền với mảnh đất địa linh nhân kiệt. Trong suốt chiều dài lịch sử, chùa trải qua nhiều tên gọi. Sau cùng, trụ trì và cán bộ nhân dân đã lấy tên làm dấu ấn lịch sử quan trọng cho chùa là Thắng Nghiêm Quốc tự và được công bố vào dịp kỉ niệm 1000 năm vua Lý Thái Tổ ban chiếu trùng tu… Thượng tọa luôn đề cao phải gìn giữ các kiến trúc, họa tiết, quy định xây dựng của ông cha chúng ta. Chính vì thế ngôi chùa được xây dựng phù hợp với kiến trúc Phật giáo Bắc Bộ. Bên cạnh đó, hòa quyện với một số chi tiết của Phật giáo mật tông Kim Cương Thừa, để tạo nên những dấu ấn độc đáo và riêng có của nơi này…".
Trong dòng chảy vội vã của đô thị hiện đại, du khách khi tìm về với chùa Thắng Nghiêm sẽ cảm nhận được sự uy nghiêm, bề thế nhưng cũng rất thanh bình và yên tịnh. Không gian và kiến trúc của chùa vô cùng độc đáo và riêng có ở Hà Nội.
Chùa Thắng Nghiêm được xây dựng trên không gian rộng hơn 10.000m², với hai màu nổi bật. Vật liệu chính xây dựng chùa là đá ong, cùng với những họa tiết được thiết kế tỉ mỉ, tinh xảo… Chùa Thắng Nghiêm có nét tương đồng với những ngôi chùa ở Nepal, Tây Tạng, rất độc đáo…
Trong một không gian xanh tĩnh lặng, ngôi chùa nổi bật bởi sự pha trộn hài hòa giữa nét kiến trúc phật giáo cổ xưa độc đáo và kiến trúc bản địa, khiến cho bất cứ ai đến đây cũng cảm thấy như lạc vào một ngôi chùa ở cao nguyên Tây Tạng, vừa xa lạ, vừa gần gũi.


Chùa Thắng Nghiêm tọa lạc tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai là công trình tâm linh có kiến trúc độc đáo, với giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời.
Tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Hầm D67 và Hầm T1 là hai “địa chỉ đỏ” - nơi đây không đơn thuần là một công trình kiến trúc quân sự kiên cố, mà còn là hiện thân của tinh thần đấu tranh bất khuất, một di tích vững bền với thời gian.
Liên Hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị toàn quốc "50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước" (30/4/1975 - 30/4/2025) vào sáng nay (25/4), tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.
Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự lễ gắn biển công trình chào mừng “Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” đối với Di tích chùa Xã Đàn, quận Đống Đa, vào sáng 25/4.
Triển lãm chuyên đề “Đất nước trọn niềm vui” được khai mạc chiều ngày 24/4, với hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu, trong đó có nhiều tài liệu, hiện vật gốc lần đầu ra mắt công chúng.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ miễn phí vé tham quan đêm tại Đại Nội Huế từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, đồng thời bắn pháo hoa tại Kỳ đài Huế.
0