Chuyên cơ chở xá lợi Đức Phật về Việt Nam trong 2/5

Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ được rước từ Thủ đô New Delhi trên một chuyên cơ của Chính phủ Ấn Độ để có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng 2/5, nhân dịp Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc.

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc lần thứ tư được tổ chức ở Việt Nam và lần đầu tiên do TP. HCM tổ chức.

Vesak 2025 có chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và Phát triển bền vững”, diễn ra từ ngày 28/4 - 8/5.

Trong đó, Đại lễ sẽ chính thức khai mạc vào ngày 6/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam (TP. HCM). Có 616 đoàn từ các tổ chức Phật giáo, với tổng cộng 1.200 đại biểu quốc tế (gồm 400 đại biểu chính thức và 800 đại biểu tự túc) từ khoảng 80 nước và 5 vùng lãnh thổ sẽ tham dự Đại lễ.

Sự kiện được xem là hoạt động tích cực của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong đường lối đối ngoại nhân dân, tăng cường sự hiểu biết, giao lưu, hợp tác hữu nghị thân thiết giữa nhân dân Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Tại Ấn Độ, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã được đưa đến Delhi và lưu giữ tại Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ trong một ngày một đêm. Trong đêm 1/5, xá lợi Đức Phật sẽ được rước từ Thủ đô New Delhi trên một chuyên cơ của Chính phủ Ấn Độ để có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng 2/5 nhân dịp Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc.

Trong thời gian xá lợi Đức Phật được lưu giữ tại Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ chiều và tối 30/4, đã có các nhà sư, trong đó có khoảng 150 tăng, ni sinh Việt Nam và người dân tới tụng kinh, chiêm bái. Sự kiện này đánh dấu sự gắn kết tâm linh giữa Ấn Độ và Việt Nam dựa trên nền tảng Phật pháp sâu sắc.

Theo Tiến sĩ Abhijit Halder, Liên đoàn Phật giáo Quốc tế có trách nhiệm hỗ trợ và tạo động lực nhiều nhất có thể cho người dân Việt Nam trong việc hiểu sâu sắc hơn về Đức Phật và những lời dạy của Ngài nhân sự kiện cung thỉnh xá lợi Đức Phật tới Việt Nam trong dịp Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc sắp diễn ra.

Điều mà Liên đoàn Phật giáo Quốc tế đang cố gắng làm là kêu gọi mọi người hãy tập trung nhiều hơn vào giáo lý của Đức Phật, bởi trong đó chứa đựng giải pháp cho những vấn đề cấp bách của thế giới ngày nay như chiến tranh, xung đột, biến đổi khí hậu, các thảm họa liên quan.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm “Đất nước trọn niềm vui” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã giới thiệu tới công chúng về hành trình vinh quang đưa cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta đến thắng lợi huy hoàng, non sông thu về một mối.

Hơn 70 năm qua, người dân làng Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đã luôn giữ vứng nghề truyền thống của quê hương mình, đó là nghề may cờ Tổ quốc. Với lòng yêu nghề và niềm tự hào dân tộc, người dân nơi đây đã “thổi hồn” mình vào từng sản phẩm để mỗi lá cờ tổ quốc luôn đẹp, rực rơ hơn.

Chương trình nghệ thuật “Mùa xuân thống nhất” diễn ra tối 29/4 tại Công viên Sáng tạo, TP. HCM một lần nữa khẳng định ý nghĩa, tầm vóc vĩ đại, giá trị to lớn của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

50 năm đã qua kể từ ngày chiến thắng lịch sử 30/4/1975, nhưng những chứng tích sống động vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay như những bảo vật của lịch sử, của quốc gia. Chúng không chỉ ghi dấu chiến công mà còn truyền lửa cho thế hệ hôm nay.

Khu phố cổ Hà Nội lâu nay đã trở thành biểu tượng của sự sáng tạo và gìn giữ di sản với các hoạt động đặc biệt. Nhiều ngôi đình trong phố cổ thời gian qua đã được tu bổ, tôn tạo để trở thành không gian kết nối di sản làng nghề và lan tỏa tinh hoa nghề truyền thống.

140 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý về chặng đường gian khổ nhưng đầy hào hùng của dân tộc từ khi thực thi Hiệp định Paris năm 1973 đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đang được trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP.HCM.