Trải nghiệm văn hóa 54 dân tộc giữa lòng Hà Nội

Dịp nghỉ lễ này, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, một không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc với điểm nhấn là phiên chợ vùng cao với chủ đề “Điểm hẹn vùng cao” được tái hiện, là dịp để người dân trải nghiệm những hoạt động của đồng bào dân tộc vùng cao ngay giữa Thủ đô.

Lễ Mạng ma của dân tộc Xinh Mun, tỉnh Sơn La đang được tái hiện tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Đây là nghi lễ trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghi lễ Mạng ma là lễ lớn của thầy mo người dân tộc Xinh Mun. Nghi lễ này thường được tổ chức vào dịp đầu năm, cầu cho nhân dân bản khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu.

Lễ Mạng ma thể hiện nét độc đáo trong văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Xinh Mun, tỉnh Sơn La. Hoạt động đặc sắc này thu hút đông đảo du khách thích thú và đón đợi.

Ông Phạm Hồng Thu, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La cho biết: "Mỗi dân tộc đều có nét đặc sắc trong truyền thống văn hóa của mình. Đối với người Xinh Mun thì Lễ Mạng ma rất đặc biệt và nó khác hoàn toàn các lễ hội của đồng bào khác. Ở đây truyền đi thông điệp là trong cộng đồng hàng năm là dịp tụ tập bà con trong bản để thắt chặt sự đoàn kết và các ý nghĩa về mặt tâm linh, cầu thần linh phù hộ độ trì cho mùa màng tốt tươi, sinh sôi này nở, cuộc sống được bình yên".

Không gian chợ vùng cao với chủ đề “Điểm hẹn vùng cao” tái hiện phiên chợ vùng cao các dân tộc Tây Bắc, Đông Bắc đã tạo ấn tượng cho du khách về không khí chợ phiên vùng cao với những sản vật đặc trưng địa phương như thổ cẩm, đồ mỹ nghệ, rượu, hương liệu, thuốc nam, thịt trâu treo gác bếp, rượu men lá…

Tại đây, người dân và du khách được xem biểu diễn dân ca, dân vũ, giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc với các tiết mục mừng đất nước, ca ngợi quê hương, bản sắc văn hoá vùng, miền và các trò chơi dân gian do đồng bào các dân tộc và  du khách thực hiện.

"Lần đầu tiên được đến với các dân tộc vùng cao thì vào đến đây, đến chợ mình thấy những tiết mục văn nghệ truyền thống của các dân tộc rất là lạ, lần đầu tiên mình thấy điệu xòe hoa, và thứ hai mình cảm thấy rất vui và mình có thêm những kiến thức về mình cũng có thể chia sẻ với mọi người", chị Nguyễn Thị Lan chia sẻ.

Nhiều hoạt động đậm chất văn hóa khác tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng sẽ diễn ra trong suốt 5 ngày nghỉ lễ. Những hoạt động tại đây không chỉ giúp du khách có được trải nghiệm đặc sắc về nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc phía Bắc, mà còn giúp họ có những phút giây gắn kết thêm về tình bạn, tình cảm gia đình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bảo tàng Lịch sử Quân sự sẽ miễn thu phí khách tham quan trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, thời gian thực hiện trong 5 ngày, từ ngày 30/4 đến 4/5.

Dịp nghỉ lễ này, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, một không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc với điểm nhấn là phiên chợ vùng cao với chủ đề “Điểm hẹn vùng cao” được tái hiện, là dịp để người dân trải nghiệm những hoạt động của đồng bào dân tộc vùng cao ngay giữa Thủ đô.

Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ được rước từ Thủ đô New Delhi trên một chuyên cơ của Chính phủ Ấn Độ để có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng 2/5, nhân dịp Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc.

Công viên Thống Nhất được xây dựng từ năm 1958, sau đó hoàn thành vào năm 1960 khi đất nước vẫn đang bị chia cắt. Vì vậy, cái tên “Thống Nhất” nói lên khát vọng hòa bình và thống nhất hai miền Nam - Bắc của dân tộc Việt Nam.

Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam đã biến những ký ức lịch sử thành trải nghiệm sống động, từ đó truyền tải tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

Triển lãm “Đất nước trọn niềm vui” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã giới thiệu tới công chúng về hành trình vinh quang đưa cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta đến thắng lợi huy hoàng, non sông thu về một mối.