Những kỷ vật kể chuyện chiến thắng mùa Xuân 1975

Triển lãm “Đất nước trọn niềm vui” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã giới thiệu tới công chúng về hành trình vinh quang đưa cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta đến thắng lợi huy hoàng, non sông thu về một mối.

Nhà sử học, tiến sĩ Chu Đức Tính vốn là chiến sĩ theo cánh quân giải phóng tiến về Sài Gòn vào đúng thời khắc ngày 30/4/1975. Được hòa mình vào dòng người, chứng kiến những khoảnh khắc linh thiêng của dân tộc, cũng là những ký ức tuyệt vời nhất trong cuộc đời ông Tính. Đến đây, ngắm nhìn những hiện vật mới được Bảo tàng Hồ Chí Minh sưu tầm và lần đầu công bố, ông Tính không khỏi xúc động: "Tôi rất xúc động khi được nhìn lại bức ảnh giải phóng thị xã Phước Long. Trong chiến dịch Đường 14 Phước Long, chính Trung đoàn 214 của tôi là một trong những đơn vị tham gia cùng Sư đoàn 9, Quân đoàn 4 giải phóng thị xã này. Đây cũng là một đòn trinh sát chiến lược và sau thắng lợi của mình thì Bộ Chính trị càng thêm quyết tâm giải phóng miền Nam ngay trong năm 75".

Với hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật, triển lãm “Đất nước trọn niềm vui” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã giới thiệu tới công chúng về hành trình vinh quang đưa cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta đến thắng lợi huy hoàng, non sông thu về một mối.

Nhà sử học, tiến sĩ Chu Đức Tính - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh chia sẻ: "Có một cái mới mà tôi cho là rất thú vị, đó là các bạn đã đưa lại được bức tranh bằng máu do họa sĩ Lê Duy Ứng vẽ Bác Hồ trong hoàn cảnh mà đơn vị đang xông lên. Anh ý bị thương vào mắt và bằng trí nhớ của mình, anh cứ hoàn thành hình tượng Bác Hồ và bức tranh rất là xúc động".

Triển lãm cũng lần đầu công bố những kỷ vật quý hiếm của các vị tướng lĩnh. Chiếc áo khoác của Đại tướng Văn Tiến Dũng thu hút nhiều người quan tâm. Đây là chiếc áo đã đồng hành cùng đại tướng trên khắp các mặt trận chiến trường. Trưng bày còn giới thiệu tới người xem mặt đồng hồ đeo tay Đại tướng Lê Đức Anh sử dụng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Bên cạnh những trận đánh oanh liệt nơi chiến trường, có một mặt trận thầm lặng. Đó là cuộc đấu tranh trong lòng đô thị miền Nam. Một trong những hiện vật minh chứng tiêu biểu cho tinh thần mưu trí, dũng cảm của biệt động Sài Gòn là chiếc vỏ hộp xà phòng Mỹ được bà Lê Thị Nuôi - sử dụng để vận chuyển tài liệu đi khắp nơi; hay trưng bày bộ comple của chiến sĩ biệt động Sài Gòn - Bùi Văn Chiếu, đã dùng khi hoạt động cách mạng.

PGS.TS Lê Thị Minh Lý - Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam cho hay: "Ở lần trưng bày này, điều mà tôi cảm thấy rất là thú vị đấy là chúng ta vẫn nhìn thấy hình ảnh Bác Hồ qua các tờ báo. Bác Hồ là một người có thói quen rất là chăm chỉ đọc báo tin tức về những người tốt việc tốt, Bác hay đánh dấu ở góc bên trái với một ký hiệu mà thư ký của Bác sẽ biết là trường hợp này sẽ được thưởng Huân chương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cách làm nhỏ thôi nhưng giúp chúng ta nhớ đến tất cả những người đang có mặt, những người đã tham gia vào cuộc chiến đấu để giải phóng đất nước, thống nhất đất nước ngày hôm nay".

Trưng bày chuyên đề “Đất nước trọn niềm vui” mở cửa đón khách tham quan tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đến hết ngày 10/8/2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn 70 năm qua, người dân làng Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đã luôn giữ vứng nghề truyền thống của quê hương mình, đó là nghề may cờ Tổ quốc. Với lòng yêu nghề và niềm tự hào dân tộc, người dân nơi đây đã “thổi hồn” mình vào từng sản phẩm để mỗi lá cờ tổ quốc luôn đẹp, rực rơ hơn.

Chương trình nghệ thuật “Mùa xuân thống nhất” diễn ra tối 29/4 tại Công viên Sáng tạo, TP. HCM một lần nữa khẳng định ý nghĩa, tầm vóc vĩ đại, giá trị to lớn của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

50 năm đã qua kể từ ngày chiến thắng lịch sử 30/4/1975, nhưng những chứng tích sống động vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay như những bảo vật của lịch sử, của quốc gia. Chúng không chỉ ghi dấu chiến công mà còn truyền lửa cho thế hệ hôm nay.

Khu phố cổ Hà Nội lâu nay đã trở thành biểu tượng của sự sáng tạo và gìn giữ di sản với các hoạt động đặc biệt. Nhiều ngôi đình trong phố cổ thời gian qua đã được tu bổ, tôn tạo để trở thành không gian kết nối di sản làng nghề và lan tỏa tinh hoa nghề truyền thống.

140 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý về chặng đường gian khổ nhưng đầy hào hùng của dân tộc từ khi thực thi Hiệp định Paris năm 1973 đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đang được trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP.HCM.

Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Con đường thống nhất” tại di tích cách mạng Nhà và Hầm D67.