Công viên Thống Nhất - biểu tượng khát vọng hòa bình
Không gian rộng lớn của công viên Thống Nhất là điểm hẹn của nhiều người trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5. "Công viên Thống Nhất là 1 không gian rất mát mẻ, thoáng đãng. Chị em chúng tôi ra đây chụp ảnh kỉ niệm ngày thống nhất của non sông và cảm thấy rất tự hào vì mình là người Việt Nam. Ở giữa Thủ đô có một không gian xanh, đẹp, mình là một phần của Tổ quốc thống nhất nên thấy rất là vui", chị Phạm Thị Nhung (Hoàng Mai) chia sẻ khi cùng bạn bè tìm đến đây để chụp ảnh nhân kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
Công viên Thống Nhất có diện tích hơn 50ha, bao trọn hồ Bảy Mẫu rộng lớn. Trong lòng hồ có hai đảo nhỏ, với tên gọi ý nghĩa là đảo Hòa Bình và đảo Thống Nhất. Nổi bật trên đảo Thống Nhất có tượng Bác Hồ - Bác Tôn - món quà mà nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã gửi tặng Thủ đô nhân Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Ông Nguyễn Hữu Hạnh (Đống Đa) cho biết: "Công viên Thống Nhất gắn liền với lịch sử, tên công viên lại càng làm tăng thêm niềm tự hào dân tộc và niềm tự hào của chính bản thân tôi khi cũng là một người xuất phát từ quân đội. Bây giờ khi đất nước đang chuyển mình phát triển về kinh tế, xã hội,… tôi cảm thấy văn minh, lịch sự hơn và công viên Thống Nhất cũng khiến tôi rất tự hào về quê hương, đất nước".
Công viên Thống nhất - một không gian xanh rộng lớn, được thiết kế và đặt tên rất ý nghĩa thể hiện khát vọng của cả dân tộc. Hiện tại, xung quanh khu vực này đang được quy hoạch, chỉnh trang để tạo địa điểm yêu thích của người dân và du khách khi đến thăm Thủ đô.


Hơn 70 năm qua, người dân làng Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đã luôn giữ vứng nghề truyền thống của quê hương mình, đó là nghề may cờ Tổ quốc. Với lòng yêu nghề và niềm tự hào dân tộc, người dân nơi đây đã “thổi hồn” mình vào từng sản phẩm để mỗi lá cờ tổ quốc luôn đẹp, rực rơ hơn.
Chương trình nghệ thuật “Mùa xuân thống nhất” diễn ra tối 29/4 tại Công viên Sáng tạo, TP. HCM một lần nữa khẳng định ý nghĩa, tầm vóc vĩ đại, giá trị to lớn của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
50 năm đã qua kể từ ngày chiến thắng lịch sử 30/4/1975, nhưng những chứng tích sống động vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay như những bảo vật của lịch sử, của quốc gia. Chúng không chỉ ghi dấu chiến công mà còn truyền lửa cho thế hệ hôm nay.
Khu phố cổ Hà Nội lâu nay đã trở thành biểu tượng của sự sáng tạo và gìn giữ di sản với các hoạt động đặc biệt. Nhiều ngôi đình trong phố cổ thời gian qua đã được tu bổ, tôn tạo để trở thành không gian kết nối di sản làng nghề và lan tỏa tinh hoa nghề truyền thống.
140 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý về chặng đường gian khổ nhưng đầy hào hùng của dân tộc từ khi thực thi Hiệp định Paris năm 1973 đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đang được trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP.HCM.
Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Con đường thống nhất” tại di tích cách mạng Nhà và Hầm D67.
0