Nét mới ở Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam

Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam đã biến những ký ức lịch sử thành trải nghiệm sống động, từ đó truyền tải tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

6 tháng kể từ khi hoạt động, Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam đã đón hơn 1 triệu lượt du khách. Tại bảo tàng hiện đang trưng bày khoảng 150.000 hiện vật, những tư liệu quý giá về lịch sử. Trong đó, những hiện vật gắn liền với ngày 30/4/1975 đã kể lại câu chuyện hào hùng về hành trình thống nhất non sông hai miền Nam – Bắc của dân tộc, khơi dậy niềm tự hào và yêu nước cho các thế hệ hôm nay.

Đến tham quan tại Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, du khách vô cùng xúc động và tự hào khi được xem những hiện vật, chứng tích lịch sử được lưu giữ tại đây. "Lần đầu tiên mình đến bảo tàng, nhân ngày lễ lớn, mình lựa chọn áo dài trắng và cầm trên tay lá cờ Tổ quốc để thể hiện lòng yêu nước… Chứng kiến những câu chuyện lịch sử, thế hệ trẻ như mình sẽ càng thêm yêu Tổ quốc và cố gắng để cống hiến xây dựng đất nước giàu mạnh", chị Nguyễn Thị Thùy (Long Biên) cho biết.

Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam đã giới thiệu tới công chúng ứng dụng thuyết minh tự động Audio Guide với chủ đề “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975”. Qua đó, mốc son lịch sử hào hùng của dân tộc đã trở nên sống động và dễ hiểu hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn 70 năm qua, người dân làng Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đã luôn giữ vứng nghề truyền thống của quê hương mình, đó là nghề may cờ Tổ quốc. Với lòng yêu nghề và niềm tự hào dân tộc, người dân nơi đây đã “thổi hồn” mình vào từng sản phẩm để mỗi lá cờ tổ quốc luôn đẹp, rực rơ hơn.

Chương trình nghệ thuật “Mùa xuân thống nhất” diễn ra tối 29/4 tại Công viên Sáng tạo, TP. HCM một lần nữa khẳng định ý nghĩa, tầm vóc vĩ đại, giá trị to lớn của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

50 năm đã qua kể từ ngày chiến thắng lịch sử 30/4/1975, nhưng những chứng tích sống động vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay như những bảo vật của lịch sử, của quốc gia. Chúng không chỉ ghi dấu chiến công mà còn truyền lửa cho thế hệ hôm nay.

Khu phố cổ Hà Nội lâu nay đã trở thành biểu tượng của sự sáng tạo và gìn giữ di sản với các hoạt động đặc biệt. Nhiều ngôi đình trong phố cổ thời gian qua đã được tu bổ, tôn tạo để trở thành không gian kết nối di sản làng nghề và lan tỏa tinh hoa nghề truyền thống.

140 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý về chặng đường gian khổ nhưng đầy hào hùng của dân tộc từ khi thực thi Hiệp định Paris năm 1973 đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đang được trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP.HCM.

Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Con đường thống nhất” tại di tích cách mạng Nhà và Hầm D67.