Ga Long Biên - dấu ấn xưa trong diện mạo mới

Được xây dựng song hành với cầu Long Biên, ga Long Biên là một trong những chứng nhân lịch sử của Thủ đô Hà Nội với kiến trúc độc đáo, trở thành địa điểm du lịch được nhiều du khách yêu thích.

Được xây dựng từ đầu thế kỷ 20, ga Long Biên là một trong những nhà ga cổ nhất Việt Nam, chứng kiến nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước. Với ý tưởng biến ga Long Biên trở thành điểm đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách, đầu năm 2025, công trình đã được cải tạo, chỉnh trang. Đến nay, ga đã có một diện mạo mới, nhưng vẫn giữ gìn được kiến trúc ban đầu.

Được cải tạo từ một căn nhà cấp bốn, nơi dành cho cán bộ nhà ga làm việc, quán cafe Hỏa Xa đang trở thành điểm đến yêu thích của du khách, khi ghé thăm ga Long Biên.

Chị Trịnh Thanh Vân (Cầu Giấy) chia sẻ: "Tôi cũng từng nghe về quán cafe này rồi nhưng hôm nay mới có dịp đến quán cafe Hỏa Xa này. Tới đây, không những chứng kiến được cảnh đẹp của Hà Nội như đường sá, tàu hỏa, xe buýt, xe đạp di chuyển trên đường, chúng tôi còn được chứng kiến các chuyến tàu vận chuyển và đi qua ga Long Biên cũng như khung cảnh mọi người lên xuống tấp nập ở ga".

Ga Long Biên trước đây còn có tên gọi là ga Đầu Cầu. Bắt đầu hoạt động từ năm 1902, nơi đây từng là đầu mối giao thương tấp nập. Ngày nay, ga vẫn đón những đoàn tàu qua lại. Gắn với cây cầu Long Biên trăm tuổi bắc qua sông Hồng, ga Long Biên còn lưu giữ bao ký ức của người dân Hà Nội.

Ga Long Biên từ một điểm kết nối giao thông, đón trả hành khách thông thường giờ đây đã trở thành không gian lưu giữ ký ức, là nhịp cầu nối quá khứ với hiện tại. Với cuộc sống hiện đại, những giá trị lịch sử luôn được trân trọng và tôn tạo, trở thành hồn cốt của một Hà Nội độc đáo và văn minh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không chỉ là biểu tượng của Thủ đô thân yêu, Cột cờ Hà Nội còn là chứng tích cho một thời kháng chiến chống Pháp oanh liệt, dấu ấn kiên cường, bất khuất của các thế hệ người dân Hà Nội.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng đã cắt băng khánh thành, khai trương Trung tâm Báo chí và tổ chức buổi họp báo thông tin về Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 vào chiều ngày 2/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự sẽ miễn thu phí khách tham quan trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, thời gian thực hiện trong 5 ngày, từ ngày 30/4 đến 4/5.

Dịp nghỉ lễ này, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, một không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc với điểm nhấn là phiên chợ vùng cao với chủ đề “Điểm hẹn vùng cao” được tái hiện, là dịp để người dân trải nghiệm những hoạt động của đồng bào dân tộc vùng cao ngay giữa Thủ đô.

Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ được rước từ Thủ đô New Delhi trên một chuyên cơ của Chính phủ Ấn Độ để có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng 2/5, nhân dịp Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc.

Công viên Thống Nhất được xây dựng từ năm 1958, sau đó hoàn thành vào năm 1960 khi đất nước vẫn đang bị chia cắt. Vì vậy, cái tên “Thống Nhất” nói lên khát vọng hòa bình và thống nhất hai miền Nam - Bắc của dân tộc Việt Nam.