Dấu ấn 'đại vượt ngục' năm 1945 của cựu tù Hỏa Lò

Ban Quản lý Di tích nhà tù Hỏa Lò đã tổ chức chương trình giao lưu “Dấu ấn vượt thời gian”, nhân kỷ niệm 80 năm cuộc vượt ngục của các chiến sĩ cách mạng tại nhà tù Hỏa Lò (3/1945 - 3/2025).

Cuộc vượt ngục năm 1945 tại nhà tù Hỏa Lò được coi là cuộc "đại vượt ngục" với quy mô lớn nhất, do các tù chính trị tổ chức thành công với khoảng 100 tù nhân. Những câu chuyện về cuộc vượt ngục này, tại nơi từng được coi là địa ngục trần gian, đã góp phần khơi dậy niềm tự hào về lịch sử của dân tộc.

Cách đây vừa tròn 80 năm, ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, chiếm quyền quản lý nhà tù Hỏa Lò. Lợi dụng quân Nhật có nhiều sơ hở trong việc canh phòng, hơn 100 tù chính trị đã vượt ngục bằng nhiều hình thức: "Thăng thiên", "Trèo tường"; "Độn thổ", "Chui cống ngầm"; “Đi qua cửa ngục”, trà trộn vào đoàn người thăm nuôi tiếp tế thoát khỏi nhà tù Hỏa Lò.

Sau khi vượt ngục thành công, các đồng chí nhanh chóng tỏa về các địa phương, kịp thời bổ sung cán bộ lãnh đạo cốt cán, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

Ông Trần Kiến Quốc - con trai của đồng chí Trần Tử Bình, người tham gia tổ chức cuộc vượt ngục - kể lại: "Vào ngày 12/3/1945, đồng chí Trần Tử Bình cùng một số đồng chí khi đến trại J thì thấy một nắp cống bê tông. Từ nắp cống này, nhóm tìm được đường thoát ra ngoài. Tù chính trị họp lại, lập kế hoạch vượt ngục qua đường cống ngầm. Cuộc đại vượt ngục với sự tham gia hơn 100 tù chính trị đã thành công, trong đó có các đồng chí: Đỗ Mười, Trần Văn Cử, Nguyễn Cao Đàm, Nguyễn Lam, Đỗ Thị Hạnh... 80 năm đã trôi qua, đa số nhân chứng lịch sử từng tham gia cuộc đại vượt ngục đã không còn. Tuy nhiên, câu chuyện về ý chí chiến đấu, tinh thần cách mạng của các chiến sĩ cách mạng vẫn là ngọn lửa soi đường cho các thế hệ sau".

Hoạt cảnh sân khấu tái hiện lại cuộc vượt ngục của các chiến sĩ cách mạng tại nhà tù Hỏa Lò cách đây 80 năm.

Ông Trần Điền, con trai của đồng chí Trần Độ và đồng chí Nguyễn Thị Phúc Hằng - đều là cựu tù Hỏa Lò, đã rất nhiều lần đến nơi này cùng các thành viên trong gia đình. Ông cho rằng, đây chính là nơi ý nghĩa để giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước.

Vượt ngục là hình thức đấu tranh trình độ cao của các chiến sĩ cách mạng. Với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, các chiến sĩ phải tranh thủ thời cơ, mưu trí và dũng cảm để thực hiện các cuộc vượt ngục thành công, từ đó tiếp tục chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng chung.

Cuộc vượt ngục thể hiện rõ sự đoàn kết, tinh thần đấu tranh bền bỉ của người Việt Nam. Đó cũng là điều khiến những bạn trẻ đến tham quan, tìm hiểu về nhà tù Hỏa Lò cảm thấy rất khâm phục.

80 năm kể từ khi cuộc đại vượt ngục lớn nhất lịch sử diễn ra tại nhà tù Hỏa Lò thành công, giá trị và ý nghĩa của sự kiện này vẫn còn mãi với thời gian. Hỏa Lò hiện nay trở thành di tích lịch sử cách mạng với nhiều hoạt động ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc.

Ban Quản lý Di tích nhà tù Hỏa Lò thường xuyên tổ chức các hoạt động, trưng bày, tour đêm với nội dung đặc sắc; trở thành địa chỉ văn hoá, lịch sử có sức hút đặc biệt đối với du khách trong và ngoài nước khi đến với Thủ đô Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.