Quà tháng Năm dâng Người

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Chương trình mang nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc, góp phần lan tỏa tư tưởng, đạo đức và phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh đến đông đảo công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Chương trình là tiếng lòng tri ân sâu nặng thể hiện sự kính yêu vô hạn của nhân dân cả nước đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân Văn hóa kiệt xuất.

Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo với sự tham gia của Báo Văn Hóa, Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam.

Chỉ đạo nghệ thuật: Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông; chỉ đạo sản xuất là NSƯT Nguyễn Hải Linh, Nhà báo Nguyễn Anh Vũ; Tổng đạo diễn NSƯT Trường Bắc, NSƯT Hoàng Tùng.

Chương trình có sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng từ nhiều thế hệ như: NSND Thu Hiền, NSND Quang Vinh, NSND Trường Giang, NSND Phương Thảo, NSƯT Lệ Giang, NSƯT Tố Nga, NSƯT Trường Bắc, NSƯT Hoàng Tùng… và những gương mặt trẻ như: Anh Tú, Minh Châu, Thảo Nguyên, CeeJay, Lena, Charlie Winston, nhóm Oplus, Hoàng Hải, Trang Pháp, Hoàng Hồng Ngọc, Rapper RamC…

Tiết mục biểu diễn trong chương trình nghệ thuật "Quà tháng Năm dâng Người".

Chương trình gồm 3 chương: Người đi tìm hình của nước, Ngọn cờ vì hòa bình và Sáng mãi tên Người - Hồ Chí Minh; được dàn dựng công phu với sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật ca, múa, nhạc, kịch, hoạt cảnh, điện ảnh và công nghệ trình chiếu 3D mapping hiện đại.

Ở chương đầu, chương trình tái hiện tuổi thơ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung và chặng đường 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước của Người. Tiết mục múa kết hợp trình chiếu hologram trong "Những mùa đông trắng" tạo nên những hình ảnh xúc động về hành trình của Bác trong những năm tháng ở nơi đất khách quê người.

Chương 2 của chương trình mang thông điệp về tinh thần quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh, với tư tưởng về hòa bình, bác ái và nhân văn. Phóng sự "Hồ Chí Minh - Ngọn cờ vì hòa bình và sức lan tỏa toàn cầu" giúp khán giả được tiếp cận với những phát biểu của học giả nước ngoài, bạn bè quốc tế từ Pháp, Ấn Độ, Cuba, châu Phi... Tất cả đều kính phục trước tầm vóc trong tư tưởng và trái tim nhân ái của Người.

Với chương 3, các tiết mục thể hiện tinh thần đoàn kết của cả dân tộc, vững bước đi theo con đường Bác Hồ đã chọn. Và con đường Người đã chọn cho dân tộc ta, nhân dân ta cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, phù hợp với thực tiễn đất nước và xu hướng chung của thế giới.

Trong chương trình, những giai điệu như: "Ca ngợi Hồ Chủ tịch", "Bài ca Hồ Chí Minh" hay "Quyền được sống trong hòa bình"... được thể hiện qua giọng ca của những nghệ sĩ góp phần làm nổi bật lý tưởng sống cao đẹp của Bác.

Những giai điệu ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh được các nghệ sỹ thể hiện trong chương trình.

Cùng với đó, các tiết mục: "My Kool Việt Nam - Việt Nam quê hương tôi", hoạt cảnh "Nguyện theo Di chúc của Người" và đặc biệt là liên khúc "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng - Bác Hồ Người cho em tất cả" thể hiện những tình cảm trân quý mà mỗi người con đất Việt dành cho Bác, tinh thần dân tộc, sự giao hòa giữa những giá trị truyền thống, hiện đại và quốc tế.

Mỗi tiết mục là một câu chuyện nghệ thuật, lời gửi gắm tới thế hệ trẻ sự trân trọng quá khứ, biết ơn lịch sử và tinh thần học tập, phấn đấu không ngừng, đúng như di nguyện thiêng liêng của Người.

Chương trình mong muốn lan tỏa việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến mọi tầng lớp nhân dân; góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục học tập vì mục tiêu xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, nhất là trong bối cảnh cả đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.

"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.

Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.

UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.

Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, khu sinh thái Đồi 79 mùa xuân thuộc xã Thanh Lâm, Huyện Mê Linh là một không gian rộng thoáng và tràn ngập màu xanh, khiến ai đến thăm cũng ấn tượng.