Hàng nghìn người dân chiêm bái xá lợi Phật ở chùa Quán Sứ
Trước đó, từ đêm ngày 13/5, hàng nghìn tăng ni, Phật tử đã xếp nhiều hàng dài gần hết phố Quán Sứ, chờ tới giờ chiêm bái xá lợi Đức Phật.


Đây là lần đầu tiên xá lợi Phật được cung thỉnh đến Việt Nam, là kết quả của sự hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chính phủ Ấn Độ và các tổ chức Phật giáo quốc tế.


Chùa Quán Sứ mở cửa cho người dân và Phật tử chiêm bái từ 7h đến 21h30 hàng ngày, kéo dài từ 14/5 đến hết 16/5.
Từ ngày 3 đến 8/5, xá lợi Phật được an vị tại chùa Thanh Tâm (TP. HCM) nhân Đại lễ Vesak. Sau đó, xá lợi được cung nghinh về núi Bà Đen (Tây Ninh) đến hết ngày 13/5. Sau chùa Quán Sứ (14-16/5), xá lợi sẽ tiếp tục được tôn trí tại chùa Tam Chúc (Hà Nam) từ ngày 17 đến 21/5.

Xá lợi này là xá lợi thân thể (Shariradhātu) thiêng liêng của Đức Phật, hiện được lưu giữ tại Thiền viện Mūlagandhakuti Vihāra ở thánh địa Sarnath, Varanasi (Ấn Độ) - nơi Đức Phật thuyết giảng bài pháp đầu tiên sau khi Ngài giác ngộ. Bảo vật được bảo quản cẩn trọng trong một chiếc tráp bạc tại thiền viện.


HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa.
Một Hà Nội hiện lên bình dị mà sâu sắc, sống động mà lặng lẽ, tại triển lãm ảnh “Hà Nội ơi”, được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách cùng tên.
Đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc đang trở thành không gian nghệ thuật đặc biệt với triển lãm “Lấp lánh phố nghề”, tái hiện vẻ đẹp của nghề kim hoàn truyền thống. Đây là dịp để công chúng khám phá lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội.
Trong 3 ngày 14-16/5, người dân, phật tử có thể đến chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong khung giờ từ 6h đến 23h.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.
0