'Hà Nội ơi' - Chín góc nhìn, một tình yêu Thủ đô

Một Hà Nội hiện lên bình dị mà sâu sắc, sống động mà lặng lẽ, tại triển lãm ảnh “Hà Nội ơi”, được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách cùng tên.

Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm là lời tri ân của các tác giả gửi tới Hà Nội - thành phố ngàn năm văn hiến.

Trải dài từ thời bao cấp cho tới hiện tại, những bức ảnh mang tới những góc nhìn đa dạng của 9 nhiếp ảnh gia người Việt và quốc tế. Dù phong cách và xuất phát điểm khác nhau, nhưng các tác giả đều chung một tình yêu với Thủ đô, nơi không ngừng biến đổi nhưng vẫn giữ được vẻ duyên dáng, bình dị.

Nhiếp ảnh gia Nicolas Cornet chia sẻ: "Về Hà Nội, chúng tôi thật sự muốn thể hiện nhiều khía cạnh khác nhau ở thành phố này, về cảnh quan khu phố cổ hay nơi mà gắn liền với ký ức và đôi khi là với gia đình của mỗi người. Chúng tôi cũng muốn truyền tải cảm xúc mà mọi người thường nghĩ đến mỗi khi phải xa Hà Nội".

Không chỉ là một cuộc trưng bày nghệ thuật thị giác, “Hà Nội ơi” còn là hành trình lưu giữ ký ức đô thị qua ngôn ngữ của nhiếp ảnh. Mỗi khuôn hình không chỉ ghi lại khoảnh khắc, mà còn khơi dậy những kỷ niệm đẹp và tình yêu Hà Nội trong lòng mỗi người.

Trần Tường Vi (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) cho hay: "Triển lãm gợi nhớ cho mình về một Hà Nội bình dị, rất là thanh lịch nhưng mà cũng rất là văn minh".

Trong cuốn sách “Hà Nội ơi”, mỗi nhiếp ảnh gia chọn một bộ ảnh tiêu biểu và chia sẻ góc nhìn riêng về Hà Nội tạo nên lớp lang cảm xúc gắn liền với chiều sâu văn hóa của Thủ đô.

Triển lãm ảnh “Hà Nội ơi” sẽ diễn ra đến hết ngày 18/5.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa.

Một Hà Nội hiện lên bình dị mà sâu sắc, sống động mà lặng lẽ, tại triển lãm ảnh “Hà Nội ơi”, được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách cùng tên.

Đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc đang trở thành không gian nghệ thuật đặc biệt với triển lãm “Lấp lánh phố nghề”, tái hiện vẻ đẹp của nghề kim hoàn truyền thống. Đây là dịp để công chúng khám phá lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cổ Hà Nội.

Trong 3 ngày 14-16/5, người dân, phật tử có thể đến chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong khung giờ từ 6h đến 23h.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.