À ơi khúc hát ru hời
Tôi luôn cảm thấy mình thật may mắn vì có một tuổi thơ lớn lên trong những lời hát ru ngọt ngào. Biết bao những yêu thương vô bờ, chan chứa và cả những khát vọng sâu kín đều được thế hệ các bà, các mẹ chúng tôi gìn giữ và gửi gắm trọn vẹn vào những câu hát ầu ơ da diết. Mỗi khi tiếng hát ru cất lên, những đứa trẻ chúng tôi lại được chìm sâu vào những giấc ngủ ngon lành và mơ về những giấc mơ cổ tích. Để rồi sau này, cho dù có đi đến đâu, khi nhớ về những ngày tháng ấy, chúng ta như được vỗ về và an ủi sau những ngày tháng nhọc nhằn mưu sinh.
Những lời ca mộc mạc sâu lắng mà mỗi một lần tôi vô tình nghe được đều đem tôi trở về với biết bao nỗi niềm khắc khoải rưng rưng khi nhớ về nơi quê hương yêu dấu. Tôi nghe cồn cào trong dạ những thèm thuồng lâu ngày cái mùi vị ngai ngái của đất bùn, mùi thơm thoang thoảng của cánh đồng lúa chín nơi đồng nội, cho tới mùi hương quen thuộc của những giàn hoa thiên lý. Tôi cũng thao thiết nhớ nhung những dáng lưng cong gầy của những người phụ nữ giống như mẹ tôi, sống trọn một đời tần tảo, hi sinh với tình yêu thương con cái vô bờ.
Quay trở về với thời khắc những trưa hè oi nồng, nằm trên cánh võng đung đưa, lắng tai nghe những lời ru trong trẻo, ở một nơi xa lạ nơi xứ người, tôi đã bất giác thầm gọi hai tiếng, “mẹ ơi”… xen lẫn trong những tiếng à ơi, da diết… thân thương.
Tất cả những xúc cảm thiêng liêng nhất, trọn vẹn và tinh túy nhất được gói gọn trong mỗi lời hát ru. Sau này, theo nhịp bước trưởng thành, chúng tôi có thể được lắng nghe và yêu thích thêm nhiều giai điệu, ca từ, thể loại khác nhau, thế nhưng những giai điệu hát ru thì chẳng có bài ca nào có thể thay thế, và tất nhiên cũng chẳng có ca sĩ nào có thể khiến cho ta xúc động như khi được nghe tiếng hát của bà, của mẹ trong những tháng ngày thơ ấu.

Tiếng ru đã đi qua nhiều thế hệ của những người dân trên đất nước tôi. Đó là biết bao lắng đọng chắt chiu những yêu thương chan chứa của tình mẫu tử thiêng liêng, của nhớ nhung nguồn cội. Cứ mỗi lần, những tiếng ru quen thuộc ấy được cất lên, tôi đều cảm thấy trong sâu thẳm nghèn nghẹn có một thứ cảm xúc đặc biệt khó lòng mà diễn tả. Khúc nhạc trầm bổng ngân nga, có đôi lúc là những giai điệu trong trẻo khoan thai, nhưng cũng có những lúc lại chan chứa biết bao những nỗi niềm tâm sự. Để rồi từng lời ca tiếng hát ấy đã trở thành những giai điệu đầu tiên và cũng là những giai điệu khó quên nhất trong cuộc đời mỗi người.
Cái cò mà đi ăn đêm.
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao.
Ông ơi! ông vớt tôi nao.
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.
Những làn điệu dân ca mượt mà sâu lắng luôn chứa đựng cả những bài học đạo đức làm người. Để rồi, chúng tôi đã lớn lên và trưởng thành từ những khúc hát ru, những hình ảnh đọng lại là cánh cò, cánh vạc, giếng nước, gốc đa. Trong lời ru mênh mang và da diết ấy, cũng có đôi khi ta chợt thảng thốt nhận ra, rồi một lúc nào đó, ta sẽ vĩnh viễn không còn được nghe thấy giọng hát ru ngọt ngào của mẹ. Sau những tháng ngày nhọc nhằn, bươn chải, ta lại khao khát tìm về với những giản dị và bình yên nơi lòng mẹ. Những khúc hát ru đã trở thành biểu tượng của tình mẫu tử thiêng liêng. Một thứ tình cảm khởi nguồn cho mọi điều đẹp đẽ nhất trên thế gian này.


Không biết từ bao giờ, Hà Nội luôn có những cuộc hẹn với các loài hoa. Và cũng không biết từ bao giờ, có người yêu các loài hoa ấy như chính tình yêu đối với Hà Nội.
Theo thời gian, có người dần hiểu ra rằng sẽ không bao giờ có thể tìm thấy một người hoàn hảo trong mắt mọi người xung quanh. Cô bắt đầu học cách chấp nhận chính mình giữa một thế giới vô vàn những điều không hoàn hảo. Và cô nhận ra rằng: yêu thương bản thân chưa bao giờ là đủ.
Thời gian là thứ công bằng nhất mà cuộc sống ban tặng cho mỗi con người. Nhưng có lẽ, điều đáng sợ nhất về thời gian không phải là nó cứ trôi đi mà chẳng chờ đợi ai, mà chính là việc nó có thể đưa mọi thứ vào lãng quên.
Năm nay thời tiết thật lạ kỳ. Giữa tháng Tư mà vẫn đợt gió mùa, trời trở lạnh. Cái rét nàng Bân chạm tới đầu hè…
Tháng Tư chạm ngõ, mang theo những tia nắng đầu hạ vàng ươm như mật ong rót xuống từng tán cây. Nắng nhẹ nhàng, chưa gay gắt, chỉ đủ để hong khô những giọt sương còn vương trên lá, đủ để làm bừng sáng những con đường ngập tràn hoa cỏ.
Có người chạm khẽ Hà Nội lần đầu vào một mùa hạ nóng rực lúc vừa kết thúc năm ba đại học. Với tính cách thích là nhích, hành trang ngày ấy của cô ngoài ví tiền thì chỉ còn vỏn vẹn một mảnh nhiệt huyết xê dịch cháy bỏng. Trong tưởng tượng của cô sinh viên Sài Gòn khi đó, Hà Nội là một khái niệm lạ lẫm vô cùng.
0