Lễ hội bánh tẻ Phú Nhi
Mỗi năm, cứ đến ngày 2/2 âm lịch, làng Phú Nhi thuộc thị xã Sơn Tây lại rộn ràng tổ chức lễ hội bánh tẻ - một lễ hội truyền thống lâu đời của người dân địa phương. Đây không chỉ là dịp tôn vinh một món ăn dân dã, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, mà còn góp phần quảng bá du lịch và thúc đẩy phát triển kinh tế.
4 giờ sáng, tại đình Phú Nhi, nghi thức dâng bánh cúng Thành hoàng làng đã được thực hiện. Rất đông người dân trong làng đã có mặt, thành kính dâng lễ để mở đầu cho ngày hội. Sau nghi thức cúng bánh, những chàng trai khỏe mạnh trong làng cùng nhau khiêng mâm bánh tẻ khổng lồ diễu hành qua các con phố.
Cùng với nhiều đặc sản của xứ Đoài, bánh tẻ Phú Nhi cũng chính là niềm tự hào của bà con vùng đất Sơn Tây từ xưa đến nay.
Bà Kiều Thị Kim chia sẻ, nhân dân làng Phú Nhi rất tự hào vì có truyền thống làm bánh tẻ từ xưa, đến nay vẫn giữ được nét truyền thống đáng quý ấy. Nhân dịp lễ hội truyền thống, làng Phú Nhi cũng đã chuẩn bị mâm bánh tẻ khổng lồ, được chuẩn bị bởi rất nhiều gia đình trong làng.
Không khí của lễ rước bánh trở nên sôi động hơn bao giờ hết với sự cổ vũ của người dân trong làng. Già, trẻ, gái, trai, ai ai cũng háo hức với màn diễu hành đầy ấn tượng của những chiếc bánh tẻ thơm ngon, đẹp mắt.
Lễ rước kết thúc. Mâm bánh tẻ được chuyển đến không gian phố đi bộ - nơi sẽ diễn ra hội thi gói bánh tẻ truyền thống của làng được tổ chức định kỳ hàng năm. Các đội thi từ các tổ dân phố nhanh chóng ổn định chỗ ngồi, chuẩn bị bước vào phần tranh tài.
Là người có nhiều năm kinh nghiệm làm bánh tẻ, bà Phạm Thị Bình và đội thi của mình nhanh chóng bắt tay vào cuộc thi. Những đôi bàn tay thoăn thoắt trải lá, gói bánh, thuần thục qua từng công đoạn... "Tôi đã có 47 năm làm nghề bánh tẻ. Tôi rất tự hào với nghề bánh tẻ của làng chúng tôi. Cả tháng nay, làng chúng tôi thi đua luyện tập, ngày thường dù làm nhiều nhưng trong cuộc thi vẫn phải tăng tốc. Ai ai cũng quyết tâm", bà Bình hào hứng nói.
Hội thi gói bánh tẻ không chỉ có những người phụ nữ gói bánh lâu năm như bà Bình, mà còn thu hút cả những nam thanh niên trẻ. Dù chưa quen tay như các bà, các mẹ, nhưng những người trẻ của làng vẫn hào hứng tham gia với mong muốn góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương.
Sau khi bánh được hấp chín, các đội bày sản phẩm của mình lên mâm để chấm điểm. Là thành viên của ban giám khảo nhiều năm nay, anh Nguyễn Quốc Huy ít nhiều cũng có kinh nghiệm trong việc đánh giá chất lượng của những chiếc bánh tẻ sau khi hoàn thiện. "Bánh tẻ Phú Nhi là sản phẩm truyền thống của làng nghề, đòi hỏi nhiều quy cách và thời gian. Giám khảo chúng tôi rất áp lực để chấm điểm công tâm, khách quan, cho ra kết quả tôn vinh làng nghề và phát hiện ra cả những nhân tố mới", anh Huy cho biết.
Hội thi Bánh tẻ truyền thống làng nghề Phú Nhi là minh chứng cho sự quan tâm của người dân đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.


Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.
Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.
Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.
Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.
Bún thang không chỉ là một món ăn, mà đó còn là một tác phẩm nghệ thuật ẩm thực, từ những nguyên liệu quen thuộc, người Hà Nội đã tạo nên một hương vị đặc trưng, thanh tao mà đậm đà.
Công việc bận rộn của những người làm sự kiện, thi công sân khấu đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.
0