Thế giới tuần qua (8-15/10)
Xung đột đãm máu Israel
Một tuần đã trôi qua kể từ khi lực lượng Hamas ở Palestine bất ngờ tấn công xuyên biên giới vào Israel, làm nhiều người thiệt mạng và bắt giữ khoảng 150 con tin. Ngay lập tức, quân đội Israel đã phát động chiến dịch “Thanh kiếm sắt” nhằm trả đũa phong trào Hamas, đồng thời phong tỏa Dải Gaza. Động thái trên đã làm xung đột leo thang đáng lo ngại cũng như một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại khu vực Trung Đông. Bên cạnh các cuộc không kích dồn dập, Israel đã huy động hơn 300.000 quân dự bị dọc biên giới Gaza, đồng thời yêu cầu hơn một triệu người ở Gaza sơ tán về phía Nam trong vòng 24 giờ, báo hiệu về khả năng xảy ra một chiến dịch toàn diện trên bộ. Trước tình hình này, Liên hợp quốc đã kêu gọi bảo vệ dân thường trong cuộc xung đột giữa lực lượng Hamas và Israel. Cho đến nay, xung đột leo thang đã làm hơn 1.300 người Israel, và 2268 người Palestine thiệt mạng.
Thảm họa chồng thảm họa tại Afghanistan
Trong tuần qua, đất nước Afghanistan liên tục hứng chịu nhiều trận động đất lớn, khiến hơn 2.400 người thiệt mạng và hàng nghìn ngôi nhà bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn. Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết, trận động đất xảy ra ngày 7/10 có độ lớn 6,3 kèm theo nhiều dư chấn mạnh đã làm rung chuyển khu vực miền Tây Afghanistan. Đây là một trong những thảm họa động đất cướp đi nhiều sinh mạng nhất xảy ra trên thế giới trong năm nay, sau trận động đất kinh hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hồi tháng 2 khiến hơn 50.000 người thiệt mạng. Liên hợp quốc và các đối tác nhân đạo đang tăng cường hỗ trợ Afghanistan ứng phó với hậu quả của trận động đất đã tàn phá tỉnh Herat ở miền Tây nước này.
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng NATO
Trong 2 ngày 11 và 12/10, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã họp tại Brussels, Bỉ, với chương trình nghị sự chính là tiếp tục hỗ trợ vũ khí cho Ukraine. Anh và 5 nước Bắc Âu, gồm Na Uy, Hà Lan, Thụy Điển, Iceland và Litva đã công bố gói hỗ trợ quân sự mới cho Ukraine trị giá 100 triệu bảng Anh, tương đương 123 triệu USD. Mỹ cũng thông báo chuẩn bị cung cấp 200 triệu USD viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine, bất chấp việc Quốc hội loại trừ khoản viện trợ mới cho Kiev trong dự luật chi tiêu tạm thời. Trước đó, Đức cũng đã công bố gói viện trợ quốc phòng mới trị giá khoảng 1 tỷ euro cho Ukraine, bao gồm cả khí tài phòng không, vũ khí và các phương tiện mặt đất. Kể từ cuộc xung đột nổ ra tại Ukraine, NATO đã viện trợ 40 tỷ USD vũ khí cho quốc gia Đông Âu này, hầu hết là vũ khí trong các kho dự trữ hiện có. Đáng chú ý, trong thời gian diễn ra hội nghị, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có chuyến thăm trụ sở NATO. Chuyến thăm được truyền thông phương Tây đánh giá là "một lời nhắc nhở rõ ràng" về cuộc xung đột kéo dài 20 tháng giữa Ukraine và Nga, giữa lúc phương Tây đang chuyển sự chú ý sang cuộc chiến giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza.


Công nghệ AI đã xuất hiện và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chúng ta trong một thập kỷ qua. Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ, trong tương lai, AI sẽ đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển của xã hội.
Những khám phá mới trong khoa học vũ trụ góp phần định hình một tương lai bền vững, là minh chứng cho khát vọng của nhân loại trong việc bảo vệ hành tinh và chinh phục các vì sao.
Trong bối cảnh thế giới ngày càng bất ổn bởi xung đột khu vực, cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc và sự gia tăng của các mối đe dọa phi truyền thống, chi tiêu quốc phòng toàn cầu đã bước vào một giai đoạn tăng trưởng chưa từng có trong lịch sử hiện đại.
Ukraine và Mỹ đã ký một thỏa thuận cho phép Washington tiếp cận các loại khoáng sản quý hiếm và tài trợ cho các nỗ lực tái thiết Ukraine sau khi bị xung đột kéo dài tàn phá. Thỏa thuận này bao gồm những nội dung gì? Quan hệ đối tác kinh tế giữa Washington và Kiev sẽ ra sao? Thoả thuận sẽ có tác động như thế nào đến địa chính trị thế giới?
Chiến thắng của ông Mark Carney và Đảng Tự do được cho là một cú lội ngược dòng trước Đảng Bảo Thủ đã có nhiều năm lãnh đạo Canada. Một yếu tố được cho là có vai trò xúc tác cho chiến thắng của Đảng Tự do và ông Mark Carney chính là bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa Canada và Mỹ do chính sách thuế quan và ý tưởng của ông Trump nhằm sáp nhập Canada thành "tiểu bang thứ 51" của Mỹ.
Một Tổng thống Trump “mạnh dạn hơn, cực đoan hơn, quyết tâm hơn” trong 100 ngày đầu tiên của mình so với năm 2017, đó là những gì cả thế giới đã chứng kiến và phải thừa nhận.
0