Nghệ nhân Hà Nội: Lòng son in giấy đỏ

Nhắc đến tranh Tết, nhiều người thường nghĩ ngay đến tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống. Ít ai biết tranh đỏ Kim Hoàng cũng là một dòng tranh nổi tiếng xứ kinh kỳ.
Với những nét tươi vui trên màu giấy đỏ, tranh Kim Hoàng thường được treo trước cửa nhà vào những ngày xuân để mong cầu bình an, sung túc.


Tranh đỏ Kim Hoàng đã gắn liền với đời sống của người dân xứ Đoài suốt hơn 100 năm. Theo ghi chép, vào năm 1915, một trận lũ lớn làm vỡ đê Liên Mạc (nay thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) khiến nhiều bản khắc gỗ của dòng tranh đỏ bị cuốn trôi. Tranh Kim Hoàng rơi vào thất truyền, vắng bóng hơn bảy thập kỷ.
Với sự góp sức của nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hoà cùng các vị cao niên trong làng, tranh Kim Hoàng đã hồi sinh.
Nghệ nhân Đào Đình Chung, một người trẻ sinh ra và lớn lên ở làng Kim Hoàng, đã kế thừa và phát triển kỹ thuật tạo tác dòng tranh này.

Nghệ nhân Đào Đình Chung nặng lòng với dòng tranh Tết từng một thời nức tiếng xứ kinh kỳ.

Sau hơn bảy thập kỷ thất truyền, tranh đỏ Kim Hoàng đang dần hồi sinh ngay chính tại nơi nó sinh ra bởi nghệ nhân trẻ Đào Đình Chung.


Đón xem "Lòng son in giấy đỏ" trong loạt phim tài liệu "Nghệ nhân Hà Nội" phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 22/06/2024 trên Kênh H1, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.


Với khát khao gìn giữ "hơi thở" của the lụa từng vang danh, nghệ nhân Lê Đăng Toản (Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình không ít gian nan.
Bằng chính cuộc sống đời thường và tình yêu Hà Nội, hai nghệ sĩ Lan Hương và Đỗ Kỷ đã lan tỏa những giá trị văn hoá truyền thống qua nền tảng mạng xã hội TikTok - vốn là sân chơi sáng tạo của thế hệ trẻ.
Thiếu tá Trịnh Minh Tùng, Trưởng Công an thị trấn Phú Xuyên (Hà Nội) luôn phát huy sức trẻ, tinh thần nhiệt huyết, tận tụy với công việc, đảm bảo tình hình an ninh, trật tự ở cơ sở.
Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn đã thực hiện nhiều dự án nghệ thuật cộng đồng trong suốt 10 năm qua. Tình yêu với Hà Nội chính là động lực để anh thực hiện các dự án này.
Nghệ nhân Nguyễn Viết Dũng sinh ra ở làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội), được theo chân cha chạm khắc đồ thờ từ khi còn thơ ấu, qua đó bị hấp dẫn và ấn tượng với những họa tiết hoa văn cổ.
Giữa sự phát triển và chuyển đổi không ngừng của thị trường âm nhạc, Trung tá, nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn vẫn kiên trì theo đuổi âm nhạc chính thống, sáng tác những ca khúc về đất nước và về Hà Nội.
0