Nghệ nhân Hà Nội: Người giữ nhịp trống hội

Tuổi tác cao không ngăn được đôi bàn tay nhiệt huyết của Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám trên con đường gìn giữ, phát huy nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc, chứa đựng trong những nhịp trống hội vừa hào hùng, vừa linh thiêng.

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám đã bước sang tuổi 85. Bà không sinh ra ở Hà Nội nhưng đã gắn bó với mảnh đất kinh kỳ từ thời niên thiếu. Khi hòa bình lập lại, nữ nghệ nhân bắt đầu sự nghiệp là một diễn viên chèo thuộc Đoàn Chèo II Trung ương (nay là Nhà hát Chèo Việt Nam), sau đó trải qua một số nghề nghiệp khác.

Cơ duyên gắn bó với bộ môn trống đến với nghệ nhân Minh Tám khi Nhà nước có chính sách khôi phục các đội tế lễ, yêu cầu hiểu biết về trống tế, trống rước, trống hội. Là người con của quê hương Thái Bình, nhà ở sát đình chùa, nghệ nhân Nguyễn Thị Minh Tám đã quá quen thuộc với tiếng trống vang lên trong những trò rối nước, hay tiếng trống lễ trong dịp hội hè.

Nghệ nhân Minh Tám nghiên cứu và tự tập luyện các đường nét múa trống cổ.

Từ đó, bà miệt mài tìm hiểu, nghiên cứu thêm văn hóa các địa phương, góp phần cùng gây dựng lại những nét trống độc đáo ở địa phương mình sinh sống - khu vực phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy.

Nghệ nhân Minh Tám hướng dẫn mọi người từ những kĩ thuật trống cơ bản.

Theo nghệ nhân Minh Tám, tiếng trống đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Việt, bởi không chỉ trong các phong tục tế lễ mà các nghệ thuật diễn xướng đều cần đến nhịp trống. Là người yêu nghệ thuật, bà thông thuộc khá nhiều bộ môn từ chèo, chầu văn, xẩm… đến các đường nét múa cổ hòa trong những nhịp trống phách.

Bà từng rất ấn tượng với dàn trống hội 100 trống trong lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long. Từ đó, bà đã mơ ước và dày công sưu tầm, nghiên cứu, sáng tạo thêm các bài trống hội, kết hợp với các đường nét múa cổ truyền để tạo nên những bài trống hội công phu.

Nữ nghệ nhân cũng cất công đi tìm những người đam mê để truyền lại tâm huyết của mình, tạo dựng nên một đội trống hội Thăng Long hùng hậu, từ đó lan tỏa phong trào trống hội đi nhiều địa phương khác.

Nghệ nhân Minh Tám cùng mọi người tập luyện các đường nét múa trong bài trống hội do bà tự dàn dựng.

Các bài trống hội của nghệ nhân Minh Tám được đánh giá cao, từng trình diễn rộng rãi trong và ngoài nước. Những đóng góp của bà đã được UNESCO ghi nhận với nhiều bằng khen qua các năm, trong vai trò gìn giữ các nét văn hóa cổ truyền của Việt Nam. Đặc biệt, năm 2022, bà được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú" trong công cuộc góp phần gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể: Nghệ thuật trình diễn dân gian.

Nghệ nhân Minh Tám trình diễn tiết mục trống hội cùng Câu lạc bộ Trống hội Thăng Long tại lễ hội Di tích Bích Câu đạo quán.

Ở tuổi 85, bà đang là chủ nhiệm Câu lạc bộ Trống hội Thăng Long, đồng thời vẫn không ngừng đi truyền dạy các điệu trống và điệu múa cổ ở khắp các địa phương, góp phần bảo tồn và phát huy nét văn hóa phi vật thể quý giá của quốc gia.

Đón xem "Người giữ nhịp trống hội" trong loạt phim tài liệu "Nghệ nhân Hà Nội" phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 8/3/2025 trên Kênh H1, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.

Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.

Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.

Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.

Bún thang không chỉ là một món ăn, mà đó còn là một tác phẩm nghệ thuật ẩm thực, từ những nguyên liệu quen thuộc, người Hà Nội đã tạo nên một hương vị đặc trưng, thanh tao mà đậm đà.

Công việc bận rộn của những người làm sự kiện, thi công sân khấu đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.