Nghệ nhân may áo chần bông
Theo thời gian, áo chần bông dần vắng mặt trong đời sống đô thị, nên người làm chần bông thủ công trong thời đại nay ngày càng hiếm. Tuy nhiên, chính điều đó đã khơi dậy niềm khao khát gìn giữ và hồi sinh một giá trị văn hóa. Đối với nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ, chiếc áo chần bông không chỉ là trang phục giữ ấm, mà còn là một biểu tượng gắn kết giữa các thế hệ, gắn liền với những giá trị gia đình.

Khác với những chiếc áo chần bông xưa với những gam màu tối cơ bản, màu sắc của những chiếc áo chần bông ngày nay được pha trộn và mở rộng với sắc hồng, xanh, đỏ…những sắc màu rực rỡ, nổi bật. Các đường chần cũng được nghệ nhân sáng tạo và cách điệu với những tên gọi như đường chần hạt gạo, chần quả trám,… làm những chiếc áo trở nên sinh động, đa dạng và hiện đại hơn. Qua đường kim mũi chỉ, các đường chần không chỉ thể hiện kỹ thuật tỉ mỉ, chi tiết, mà đòi hỏi cả tình cảm của người thợ trong đó.




Với tình yêu dành cho những chiếc áo chần bông, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ còn tổ chức các buổi triển lãm và workshop nhằm lan tỏa giá trị văn hóa tới các thế hệ, đặc biệt đến thế hệ trẻ. Qua đó, chị mong muốn không chỉ giới thiệu kỹ thuật chần bông mà còn truyền cảm hứng, giúp thế hệ trẻ hiểu và trân trọng hơn những giá trị văn hóa truyền thống, tiếp nối hành trình gìn giữ và phát triển giá trị văn hóa trong đời sống hôm nay.

Với những cống hiến trong việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật thiết kế, sản xuất áo chần bông truyền thống, bà Trịnh Bích Thuỷ vinh dự được nhận danh hiệu Nghệ nhân làng nghề Việt Nam năm 2022.


Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.
Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.
Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.
Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.
Bún thang không chỉ là một món ăn, mà đó còn là một tác phẩm nghệ thuật ẩm thực, từ những nguyên liệu quen thuộc, người Hà Nội đã tạo nên một hương vị đặc trưng, thanh tao mà đậm đà.
Công việc bận rộn của những người làm sự kiện, thi công sân khấu đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.
0