Hồng gọi thu về
Chợ đầu mối hoa quả Long Biên những ngày này gần như không có sạp nào mà không đầy ắp những quả hồng. Dù năm nay mưa bão, lượng hồng giảm so với mọi năm, mã hồng cũng vì gió táp mà bớt đẹp, nhưng quả hồng ngâm vẫn là thứ quả tiêu thụ chủ đạo thời điểm này.

Rời chợ đầu mối, những quả hồng mang thu về trên từng con phố, từng góc chợ nhỏ…
Cả tuần nay, ngày nào chị Nguyễn Thị Thái (Thượng Mỗ, Đan Phượng) cũng nhập vài thùng hồng, cả hồng ngâm, hồng đỏ. Mở hàng từ 6 giờ, đến 8 giờ sáng đã vãn cả mẹt hồng đầy.
Chị Thái chia sẻ: "Tôi bán nhiều thứ, nhưng mùa thu thì hồng ngâm là chủ yếu người mua, nếu gần rằm họ mua hồng đỏ nhiều hơn. Nhiều người thích mua quả hồng".

Quả hồng không chỉ gọi mùa thu, nó còn gọi cả một trời kí ức. Bà Hà Thị Quý (Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã 7 chục năm rồi chưa từng bỏ qua những mùa hồng khi thu đến: "Thói quen của tôi là ngày nào cũng ra chợ, nhất là mùa này, mùa thu bởi có những loại quả tôi rất ưa thích như quả hồng. Ngày xưa, bà ngoại tôi và mẹ tôi rất hay ăn quả hồng đỏ và cốm".
Mùa thu Hà Nội không chỉ nhắc nhớ người ta bởi hương hoa sữa ngào ngạt, vị cốm dẻo thơm, mà còn là những gánh, những quầy hoa quả đầy ắp trái hồng xanh đỏ. Không khí mùa thu Hà Nội trọn vẹn cũng từ những thức quà quá đỗi bình dị và quen thuộc như thế.


Nghề thổi thuỷ tinh ở Vạn Nhất đã trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Họ quen tay, quen việc, quen cả tiếng lửa tí tách mỗi ngày.
Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.
Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.
Công việc bận rộn của những người làm sự kiện, thi công sân khấu đã góp phần làm cho nhịp sống ở Thủ đô thêm phần sôi động hơn.
Những tiệm xăm nghệ thuật cũng như bao điểm làm đẹp khác, phản ánh một phần cuộc sống đô thị hiện đại. Ở đó có những câu chuyện riêng tư mà mỗi người sẽ lưu giữ theo một cách rất riêng.
Đi chợ đồ cũ đã trở thành thói quen mua sắm của nhiều người dù không phải lúc nào cũng chọn được đồ ưng ý, nhưng đó là cách họ để thư giãn và tận hưởng cảm giác khi tìm mua được món đồ yêu thích.
0