10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024 với sự tham dự của gần 70 nhà báo theo dõi lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình đến từ hơn 50 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

Tại cuộc họp báo ngày 6/12/2024, các nhà báo đã tham gia bình chọn trực tiếp; đồng thời, Ban Tổ chức đã phát động bình chọn trực tuyến trên Báo Văn Hóa điện tử, Cổng thông tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Báo điện tử Tổ quốc. 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024:

1. Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Sự ra đời của chương trình có ý nghĩa quan trọng, tạo bước đột phá nhằm cụ thể hóa, đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các quan điểm, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa, góp phần phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 . góp phần phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2. Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), hoàn thiện hành lang pháp lý cho lĩnh vực di sản văn hóa

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), dấu mốc quan trọng hoàn thiện hành lang pháp lý cho lĩnh vực di sản văn hóa.

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) hoàn thiện hành lang pháp lý cho lĩnh vực di sản văn hóa.

3. Chính phủ ban hành hai quy hoạch lớn về văn hóa, thể thao và du lịch, khơi thông nguồn lực, tạo dựng thêm nền tảng cho sự đột phá, phát triển của ngành

Phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, tạo sức mạnh tổng hợp để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, hai Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao; Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm là những dấu mốc quan trọng, góp phần tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, thực hiện chủ trương, đường lối và chính sách phát triển văn hóa, thể thao và du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.

2 quy hoạch lớn về văn hóa, thể thao và du lịch tạo thêm nền tảng cho sự đột phá, phát triển của ngành.

4. Chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 

Cùng với cả nước hướng về Điện Biên, chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức đã tạo nên những ấn tượng sâu sắc, hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, được nhân dân và du khách hưởng ứng, đánh giá cao, góp phần vào thành công chung của chuỗi hoạt động, chương trình kỷ niệm 70 năm chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dân tộc.

Chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, được nhân dân và du khách hưởng ứng.

5. Việt Nam có thêm hai di sản được UNESCO ghi danh: “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” được đưa vào danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Ngày 8/5/2024 tại Kỳ họp thứ 10 diễn ra ở thành phố Ulan Bator (Mông Cổ), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.

Ngày 4/12/2024 (theo giờ địa phương), tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 diễn ra tại Asunción, Cộng hòa Paraguay, UNESCO đã ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Việc hai di sản được UNESCO ghi danh trong một năm thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của Việt Nam - thành viên tích cực của UNESCO trong việc nỗ lực nội luật hóa các điều ước quốc tế, chương trình về di sản văn hóa mà Việt Nam là thành viên.

Cửu đỉnh được đúc năm 1835 và hoàn thành năm 1837 dưới thời vua Minh Mạng. Đây được xem là "bộ bách khoa toàn thư" bằng hình ảnh sống động về đất nước Việt Nam thời bấy giờ.

6. Công nghiệp văn hóa đột phá với các chương trình có tầm vóc, sức thu hút và hiệu ứng xã hội lớn

Năm 2024 là năm ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam. Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, concert của các chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai, Anh trai say hi, chương trình Jazz quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024, thành công của các bộ phim “Đào, Phở và Piano”, “Lật mặt”… đã tạo được hiệu ứng tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa.

Công nghiệp văn hoá với nhiều dấu ấn nổi bật là 1 trong 10 sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024.

7. Lần đầu tiên xúc tiến quảng bá du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ

Lần đầu tiên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại kinh đô điện ảnh Hollywood của Hoa Kỳ với quy mô lớn, thu hút hơn 500 khách mời trong đó có các nhà sản xuất, đạo diễn hàng đầu Hollywood, đánh dấu bước đột phá, sự đổi mới sáng tạo trong công tác xúc tiến du lịch Việt Nam nhằm khai thác phát triển du lịch thông qua điện ảnh.

Chương trình xúc tiến được kỳ vọng sẽ là cơ hội thu hút nhiều hơn nữa du khách Hoa Kỳ đến khám phá Việt Nam.

8. Du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, đón khoảng 17 triệu khách du lịch quốc tế, 120 triệu lượt khách du lịch nội địa

Năm 2024, mặc dù bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều biến động nhưng du lịch vẫn là một điểm sáng của nền kinh tế. Đón 17 triệu lượt khách quốc tế, 120 triệu lượt khách nội địa, ngành du lịch đã đánh dấu sự phục hồi hoàn toàn sau dịch Covid-19.

Năm 2024, Việt Nam vinh dự đón nhận ba giải thưởng: “Điểm đến hàng đầu châu Á”, “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới” và “Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á”. Đáng chú ý, đây là lần thứ 6 trong 7 năm qua Việt Nam được tôn vinh là “Điểm đến hàng đầu châu Á” (vào các năm 2018, 2019, 2021, 2022, 2023, 2024), khẳng định vị thế của du lịch Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, là ngôi sao sáng trên bản đồ du lịch khu vực châu Á và thế giới.

Ngành du lịch năm 2024 cho thấy sự phục hồi hoàn toàn sau dịch Covid-19.

9. Việt Nam đăng cai Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của Tổ chức du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism) năm 2024  

Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất diễn ra vào tháng 12/2024 là hội nghị mang tính toàn cầu, thu hút sự tham dự của hơn 300 đại biểu từ 50 quốc gia trên toàn thế giới. Đây không chỉ là sự kiện thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam mà còn thể hiện vai trò, trách nhiệm và uy tín của Việt Nam trong các tổ chức du lịch quốc tế, qua đó thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu phát triển du lịch bền vững của UN Tourism.

Sự kiện góp phần quảng bá du lịch Hội An, Quảng Nam đến với du khách quốc tế.

Cũng nằm trong chuỗi sự kiện, trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn, Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism) đã trao danh hiệu Làng du lịch tốt nhất cho làng rau Trà Quế (Hội An, Quảng Nam). Đây cũng là đại diện duy nhất của Việt Nam đoạt giải này trong năm nay. Sự kiện này góp phần vào việc tôn vinh giá trị, lan tỏa thương hiệu và quảng bá du lịch Hội An, Quảng Nam đến với du khách quốc tế.

10. Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam lần đầu tiên giành huy chương thế giới, lần thứ hai vô địch châu Á

Tại Cúp bóng chuyền thế giới - FIVB Challenge Cup 2024 diễn ra vào đầu tháng 7 ở Philippines, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam đã làm nên lịch sử cho bóng chuyền nước nhà khi lần đầu tiên giành được huy chương tại một giải đấu cấp độ thế giới.

Trước đó vào cuối tháng 5 cũng tại Philippines, đội tuyển nữ Việt Nam đã bảo vệ thành công chức vô địch Cúp bóng chuyền châu Á - AVC Challenge Cup 2024. Đây được xem là một chiến tích nữa của bóng chuyền nữ Việt Nam.

Việc giành huy chương Đồng giải FIVB Challenger Cup cho thấy sự tiến bộ của đội bóng chuyền nữ Việt Nam.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.

"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.

Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.

UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.

Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, khu sinh thái Đồi 79 mùa xuân thuộc xã Thanh Lâm, Huyện Mê Linh là một không gian rộng thoáng và tràn ngập màu xanh, khiến ai đến thăm cũng ấn tượng.