Tháo gỡ vướng mắc trong bảo tồn di sản

Đúng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, chiều nay, 23/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đây được xem là dấu mốc quan trọng, mở ra cơ chế mới để bảo tồn và phát huy giá trị di sản bền vững, đồng thời khuyến khích sự đồng hành của toàn xã hội trong việc gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc.

Ninh Bình được xem là địa phương đã làm rất tốt trong huy động nguồn lực xã hội để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, nổi bật là quần thể Danh thắng Tràng An - Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Tuy nhiên, địa phương này cũng trải qua không ít khó khăn do thiếu cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào công tác bảo tồn và khai thác di sản một cách bền vững.

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) mới đây đã đề xuất những cơ chế tháo gỡ khó khăn đó, như thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa để hỗ trợ tu bổ, phục hồi di sản. Đáng chú ý, Luật khuyến khích xã hội hóa, hợp tác công tư và ưu đãi doanh nghiệp qua chính sách miễn giảm thuế, phí. Những điều chỉnh này nhằm thu hút nguồn lực xã hội, đảm bảo minh bạch, thúc đẩy bảo tồn và phát huy giá trị di sản bền vững.

Theo ông Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản, Bộ Văn hóa - Thế thao và Du lịch, Bộ mong muốn chính quyền địa phương nơi có các di sản trên 63 tỉnh, thành sẽ phối hợp chặt chẽ và góp ý thật cụ thể đề xuất cho Bộ Văn hoá những vấn đề đang còn chồng chéo, mâu thuẫn hay làm bất thường trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định rằng, bên cạnh việc thông qua và triển khai Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), cần có sự phối hợp đồng bộ với các luật liên quan như Luật Đầu tư công, Luật Đất đai và Luật Thuế. Điều này nhằm tạo hành lang pháp lý toàn diện, đảm bảo nguồn lực xã hội hóa được sử dụng hiệu quả và minh bạch. Đặc biệt, cần quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong việc điều phối nguồn lực, tránh chồng chéo hay lãng phí.

"Nếu chúng ta không có được sự đồng bộ thì những điều khoản trong Luật Di sản chỉ mang tính chất tuyên ngôn, không đi vào được thực tiễn cuộc sống. Muốn đi được vào thực tiễn cuộc sống, chúng ta phải sửa đổi các luật như trên để đồng bộ với Luật Di sản văn hóa",  PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nói.

Những đổi mới trong Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) không chỉ mở ra cơ hội tháo gỡ những nút thắt trong công tác bảo tồn, mà còn đặt nền tảng cho sự chung tay của doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phát huy giá trị di sản. Chỉ khi có sự đồng hành của tất cả các bên, di sản văn hóa mới thực sự trở thành động lực bền vững cho sự phát triển kinh tế và văn hóa ở nước ta hiện nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Đến với triển lãm “Đất và Người quê hương”, công chúng yêu mỹ thuật sẽ được chạm đến những miền ký ức của một thời chưa xa, khi chất quê được hiện hữu trong từng tác phẩm nghệ thuật ngay giữa lòng Hà Nội. “Đất và Người quê hương” là tên một cuộc triển lãm thú vị đang được trưng bày tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền – Hà Nội.

87 bảo vật quốc gia liên quan Phật giáo lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm Vesak 2025, mang đến cơ hội chiêm ngưỡng hiếm có cho đông đảo phật tử.

Giữa phố phường Hà Nội náo nhiệt, vẫn có những căn biệt thự cổ mang dáng vẻ trầm mặc, như đứng ngoài vòng xoay của hiện đại. Đó không chỉ là kiến trúc, mà là một phần hồn cốt Hà Nội xưa cần được gìn giữ.

Được xây dựng song hành với cầu Long Biên, ga Long Biên là một trong những chứng nhân lịch sử của Thủ đô Hà Nội với kiến trúc độc đáo, trở thành địa điểm du lịch được nhiều du khách yêu thích.

Sau khi tham khảo ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bắc Ninh đã đề xuất bảo tồn tại chỗ hai chiếc thuyền cổ được tìm thấy tại phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Sau thời gian tạm hoãn, lễ chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ diễn ra từ 14h ngày 6/5 đến ngày 10/5 tại Việt Nam Quốc Tự, số 242-244 đường 3 tháng 2, Phường 12, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh.