Tiếp tục phát triển văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh
Văn hóa là một trong ba mặt trận, cùng với kinh tế, chính trị. Chính vì vậy, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, việc đầu tư xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 là rất cần thiết, nhằm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế.
Đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương bày tỏ: “Văn hóa còn là dân tộc, nhất là trong kỷ nguyên vươn mình thì càng cần phải xác định văn hóa để không bị đánh mất mình. Theo tôi nghĩ, phải đánh giá ít nhất là 3 năm một lần, thậm chí giữa nhiệm kỳ chúng ta phải đánh giá, nhất là hết 5 năm thì chúng ta sẽ rút ra kinh nghiệm cho giai đoạn sau. Nhưng theo quan điểm của tôi, đánh giá 3 năm một lần, còn nếu để hết nhiệm kỳ mới chuyển giao thì không có tính kế tục”.
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng: “Giao trách nhiệm cho các ngành liên quan từ trung ương đến địa phương, tôi cho là rất chặt chẽ, nhưng cần phải tính toán nguồn lực. Phải làm sao để khả năng cân đối nguồn lực huy động của chúng ta đối với các nội dung giải pháp đã được đề ra đạt được mục tiêu cụ thể và đạt được mục tiêu lớn là xây dựng hệ giá trị văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, gia đình Việt Nam trong thời đại mới, thời đại vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Ngoài ra, trong chương trình này cũng đã đề cập tới việc xác định quyền sở hữu, kinh phí cho việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc, tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả cho phát triển văn hóa.
Đại biểu Bùi Hoài Sơn - Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội cho hay: “Cách mà chúng ta xác định quyền sở hữu đối với di sản văn hóa, sở hữu toàn dân, sở hữu chung, sở hữu riêng và trên cơ sở sở hữu đó thì chúng ta có được thêm sự động viên đối với toàn dân, đối với cá nhân, các doanh nghiệp trong việc tham gia sự thu hút của họ đối với lĩnh vực di sản văn hóa”.
Có thể thấy, cùng với các nguồn lực kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, quốc phòng - an ninh… nguồn lực văn hóa đang ngày càng đóng vai trò quan trọng, chi phối, ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến sự phát triển của đất nước.


Khác với các kiểu cắm hoa rực rỡ phương Tây, nghệ thuật cắm hoa Ikebana của Nhật Bản lại hướng về sự tối giản.
Festival Phở 2025 đã khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long với chủ đề “Tinh hoa Phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số”, thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế tới trải nghiệm.
Đại diện Cộng đồng Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức Chương trình biểu diễn thời trang “Áo dài Việt Nam - Di sản kết nối” từ ngày 18-20/4 tại Bắc Kinh, nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc và “Năm Giao lưu Nhân văn Việt - Trung”.
Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.
Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.
0