Sửa Luật để phát huy giá trị di sản văn hóa

Kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn, tu bổ, phục hồi, truyền dạy còn hạn chế; chưa có cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Đây là một trong những điểm nghẽn cần cụ thể hóa trong luật để thu hút các nguồn lực trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì mục tiêu phát triển bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thiết thực chấn hưng văn hóa, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Bên hành lang Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV, các đại biểu Quốc hội cho rằng Luật Di sản Văn hóa (sửa đổi) đang dần hoàn thiện hơn và tạo hành lang pháp lý tốt hơn cho công cuộc phát huy và bảo vệ giá trị của di sản văn hóa.

Trong Dự thảo Luật Di sản văn hóa sửa đổi, chính sách đối với nghệ nhân, chủ thể văn hóa phi vật thể đã được bổ sung thêm về việc hỗ trợ tài chính, tạo điều kiện thực hành giao lưu hay tổ chức trình diễn… đã giúp các nghệ nhân, người thực hành có thể đóng góp hơn nữa vào hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng.

Đại biểu Bùi Hoài Sơn, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, cho rằng: "Nghệ nhân chính là báu vật nhân văn sống, gìn giữ những giá trị văn hóa, đặc biệt là các giá trị văn hóa phi vật thể. Chính vì thế, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến vai trò của người nghệ nhân và từ đó giúp cho di sản văn hóa của chúng ta, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể sẽ có sức sống, sẽ tồn tại bền vững trong cộng đồng cũng như phát huy phát triển kinh tế xã hội của đất nước".

Theo đại biểu Nguyễn Thị Sửu, Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế: "Các nghệ nhân văn hóa dân gian cần được quan tâm đúng mức để khơi dậy, sáng tạo tiềm năng của chính họ để cống hiến cho các thế hệ tiếp theo. Đồng thời, cũng cần có các biện pháp để giữ được giá trị văn hóa truyền thống, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam".

Sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản là kịp thời và cần thiết. Chỉ khi luật bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội, khi ấy, những vấn đề còn vướng mắc từ thực tiễn đối với câu chuyện di sản văn hóa mới mong được tháo gỡ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.