Áo dài kết nối văn hóa Hà Nội với du khách

Áo dài là biểu tượng của Việt Nam, cũng đồng thời được ví như "Đại sứ văn hóa" với sứ mệnh lan tỏa, quảng bá văn hóa Việt, thu hút khách du lịch đến với Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Là một di sản văn hóa truyền thống độc đáo không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử, áo dài chính là một trong những "Đại sứ văn hóa" của Hà Nội với bạn bè quốc tế. Vẻ đẹp mềm mại, dịu dàng, kín đáo nhưng không kém phần trang nhã, đài các của áo dài tạo nên sự cuốn hút không trang phục nào có được, trở thành niềm kiêu hãnh của người Hà Nội.

Ông Trần Sách Thầu, thành viên CLB Đình Làng Việt chia sẻ rằng: CLB ông đã đến nhiều địa phương không chỉ để nghiên cứu về văn hoá dân gian mà con nhân cơ hội đó lan toả hình ảnh áo dài Việt Nam đến cuộc sống của người dân.

Áo dài là biểu tượng của Việt Nam, cũng đồng thời được ví như
Áo dài là biểu tượng của Việt Nam, cũng đồng thời được ví như "Đại sứ văn hóa" với sứ mệnh lan tỏa, quảng bá văn hóa Việt.

Khi trang phục truyền thống được ứng dụng sáng tạo, phù hợp với nhịp sống hiện đại thì lúc đó, áo dài sẽ càng đến gần hơn với bạn bè quốc tế và dần được thế giới công nhận là di sản trong tương lai. 

Bà Stella Ciorra, Phó Chủ tịch Hội người bạn di sản Việt Nam chia sẻ: "Tôi rất muốn giới thiệu áo dài truyền thống Việt Nam đến với bạn bè nước ngoài, vì theo tôi áo dài truyền thống chính là văn hóa của Việt Nam và mọi người nên tìm hiểu nhiều về trang phục truyền thống của Việt Nam để giúp họ hiểu về văn hóa của các bạn".

Áo dài không chỉ là trang phục đại diện cho nền văn hóa nước ta mà còn là cảm hứng sáng tác không ngừng của nghệ thuật Việt Nam. Ngày càng nhiều lễ hội, sự kiện tôn vinh và bảo tồn nét đẹp văn hóa đặc sắc về tà áo dài truyền thống được tổ chức khắp mọi miền đất nước và ở những nơi kiều bào ta sinh sống. Tất cả hướng đến việc đưa áo dài lên một tầm vóc mới, trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng của Việt Nam - “Đại sứ văn hoá và du lịch”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.