Người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nguồn lực quan trọng phát triển thủ đô | Hà Nội tin mỗi chiều
Người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nguồn lực quan trọng phát triển thủ đô
Dù trải qua muôn vàn biến động về chính trị, kinh tế, xã hội, nhưng cái “chất” thanh lịch vẫn luôn là “hồn cốt” của Hà Nội. Trên cái nền tảng ấy, người Hà Nội hôm nay tiếp nối truyền thống cha ông, giữ gìn và làm giàu thêm bản sắc con người đất kinh kỳ. Nét thanh lịch của người Hà Nội thể hiện trong lối sống, sinh hoạt gia đình và cộng đồng, trong giao tiếp, ứng xử, trong văn hóa ẩm thực… Đây là niềm tự hào và giá trị truyền thống quý báu của người Hà Nội.
Ngày 19/2, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị số 30 về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Chỉ thị khẳng định tư duy đổi mới, thể hiện quyết tâm chính trị mới của Thành ủy Hà Nội nhằm tạo ra kết quả mới trong một nhiệm vụ quan trọng.
Tại Đại hội lần thứ 17 (nhiệm kỳ 2020 - 2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặt ra yêu cầu Hà Nội cần phải xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, hiện đại, tôn trọng pháp luật, người Hà Nội phải sống thực sự có văn hóa, tiêu biểu cho văn hóa dân tộc. Trong rất nhiều cuộc làm việc, kiểm tra, tiếp xúc cử tri sau này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội với Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thủ đô, tinh thần ấy đều được toát lên trong các chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu Hà Nội cần phải vươn tới, đạt được.

Nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của nhiệm vụ này, Đảng bộ thành phố Hà Nội luôn xác định xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa, hình thành hệ giá trị văn hóa gắn với phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội; coi đây là nguồn lực, động lực quan trọng cho phát triển Thủ đô. Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được Thành ủy Hà Nội cụ thể hóa trong Chương trình công tác lớn của Thành ủy ở nhiều nhiệm kỳ liên tiếp, nhiệm kỳ 2020-2025 là Chương trình số 06 ngày 17-3-2021 về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”. Từ nhiều năm qua, hệ thống chính trị thành phố đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, ban hành các nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động, kế hoạch, đề án,… gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các phong trào thi đua nhằm thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Nhiều sáng kiến, mô hình hay được thực hiện.
Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ, nhất là mục tiêu hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đi vào thực chất, bền vững, còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Một số cấp ủy Đảng, chính quyền, trước hết là người đứng đầu còn xem nhẹ giá trị văn hóa, giá trị con người Hà Nội trong phát triển mọi mặt đời sống xã hội; còn thiên về các giá trị kinh tế, chưa chú ý tới nhân tố văn hóa và con người trong xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến tình trạng phá vỡ không gian kiến trúc, xâm hại di sản văn hóa, biến dạng cảnh quan đô thị và nông thôn.Việc chỉ ra những mặt tồn tại, hạn chế một cách thẳng thắn, đi sâu vào gốc rễ đã cho thấy tinh thần cầu thị rất cao của cấp ủy Đảng thành phố đối với một nhiệm vụ quan trọng; qua đây cũng thể hiện rõ quyết tâm chính trị và khát khao thay đổi, khắc phục hạn chế để hướng đến những bước chuyển mới.
Trước Chỉ thị 30, từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, Thành ủy Hà Nội đã có những chủ trương lớn thể hiện rõ tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tạo bước đột phá trong phát triển văn hóa, đưa văn hóa trở thành nguồn động lực thúc đẩy Thủ đô phát triển. Tiêu biểu là việc Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết số 09 ngày 22-2-2022 về phát triển công nghiệp văn hóa và chủ trương ưu tiên đầu tư vào 3 lĩnh vực, trong đó có văn hóa, đầu tư bảo tồn, phát huy giá trị các di tích văn hóa, lịch sử. Thành ủy Hà Nội đã và đang thể hiện rõ ý chí khát vọng hiện thực hóa Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” bằng một cách thức triển khai đồng bộ, quyết liệt. Điều quan trọng đặt ra bây giờ là chất lượng nội dung Chỉ thị, cùng quyết tâm chính trị cần phải được biến thành hành động, tạo ra phong trào, lan tỏa, thấm sâu vào từng “tế bào” của Hà Nội, từng bước đi vào đời sống, đem lại kết quả cụ thể, tạo chuyển biến có thể cảm nhận được.
Hà Nội tăng cường nhiều biện pháp bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh
Bằng nhiều hình thức tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông ( ATGT), phòng CSGT, Công an TP Hà Nội, đã tích cực phối hợp các đơn vị ở địa phương, các trường học nâng cao nhận thức của giáo viên, sinh viên, học sinh trong việc chấp hành pháp luật, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Thời gian qua, Tình trạng TNGT xảy ra với lứa tuổi học sinh gia tăng và diễn biến phức tạp. Điều này một phần xuất phát từ việc các em tham gia giao thông bằng phương tiện mô tô, xe máy điện, xe đạp điện ngày càng tăng, song chưa đủ kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông. Điều này đỏi hỏi việc lấp đầy những “khoảng trống” trong nhận thức của học sinh và phụ huynh để giúp các em tham gia giao thông an toàn.

UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho học sinh trong tình hình mới, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo các đơn vị về công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh; đặc biệt là phát huy tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo của tập thể, cá nhân trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông; nâng cao ý thức trách nhiệm và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông cho học sinh. Để làm tốt việc này, kế hoạch xác định 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu; đồng thời thực hiện tốt công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh.
UBND thành phố giao Công an thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục; tăng cường phổ biến các kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho phụ huynh trong trường hợp chở trẻ em trên ô tô, mô tô, xe máy và các phương tiện khác; bảo đảm mỗi trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, mỗi học kỳ có ít nhất một buổi tuyên truyền, phổ biến về trật tự, an toàn giao thông...
Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông sẽ giúp hình thành và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ cho học sinh; xây dựng văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông như đội MBH khi tham gia giao thông bằng xe máy, xe đạp điện, không vượt đèn đỏ, không đi dàn hàng ngang trên đường, không nói tục…, có các kỹ năng điều khiển xe mô tô an toàn./.
- Uống rượu, bia ngày Tết - ‘vui thôi, đừng vui quá’ | Hà Nội tin mỗi chiều
- Để các lễ hội mùa xuân diễn ra an toàn, lành mạnh | Hà Nội tin mỗi chiều
- Người dân có thể sử dụng miễn phí xe buýt, tàu điện vào dịp lễ, Tết | Hà Nội tin mỗi chiều
- Sinh con năm rồng, nhiều 'rồng con' chật vật vào đời | Hà Nội tin mỗi chiều
- Niềm tin tâm linh của người Việt vào ngày vía Thần tài | Hà Nội tin mỗi chiều


UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đông lạnh và trái cây nhập khẩu.
Giữa bối cảnh giáo dục đại học đang chuyển mình để thích ứng với yêu cầu của thời đại số, một đề xuất đáng chú ý vừa được đưa ra: thành lập liên minh đổi mới sáng tạo các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Hà Nội đang hướng tới một cột mốc rất đáng tự hào: trở thành Thành phố sáng tạo của UNESCO vào năm 2025. Một tầm nhìn lớn - đòi hỏi nỗ lực không nhỏ, nhưng cũng là cơ hội để Hà Nội khẳng định vị thế của một đô thị năng động, sáng tạo, vừa hiện đại, vừa truyền thống giữa lòng châu Á.
UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các đơn vị liên quan tăng tốc tiến độ cải tạo, nạo vét, xử lý ô nhiễm và kiến tạo không gian đô thị hiện đại dọc tuyến sông Tô Lịch, không để cơ hội hồi sinh bị lỡ nhịp.
377 chung cư mini, 30.648 nhà trọ, hơn 19.100 nhà ở kết hợp kinh doanh ở Hà Nội vẫn chưa thực hiện khắc phục đầy đủ các giải pháp an toàn phòng cháy chữa cháy theo tài liệu kỹ thuật hướng dẫn của UBND thành phố.
Tại Hà Nội, việc khởi sự kinh doanh giờ đây trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết nhờ mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí do Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng – đơn vị trực thuộc Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội triển khai.
0