Ngập lụt có nguy cơ tái diễn tại Hà Nội trong những ngày tới | Hà Nội tin mỗi chiều
Hà Nội: mưa lớn kéo dài, nguy cơ ngập lụt tái diễn
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã vừa ký Công điện số 08 hỏa tốc chỉ đạo các đơn vị chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Theo cảnh báo của Trung tâm khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng La Nina sẽ tác động đến nước ta từ tháng 8 năm 2024, nguy cơ xảy ra bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, mất an toàn hồ, đập là rất cao, đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt, tính mạng và tài sản của người dân.

Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu thủ trưởng các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị trên địa bàn sẵn sàng triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các phương án, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm 4 tại chỗ.
Cuối tháng 7 vừa qua, mực nước sông Bùi, sông Tích lên cao vượt mức báo động ba trong nhiều ngày đã khiến hàng nghìn hộ dân các xã ven sông thuộc địa bàn các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai rơi vào cảnh ngập lụt. Đợt ngập lụt vừa xảy ra là đợt ngập lụt lần thứ tư trong vòng 15 năm trở lại đây.
Không chỉ ảnh hưởng lớn đến việc ổn định đời sống của cư dân ven sông, nỗi lo ngập lụt còn khiến các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội bị gián đoạn. Cùng với nhiều đồ đạc bị hư hỏng, vật nuôi bị cuốn trôi thì hàng trăm ha sản xuất nông nghiệp, nhất là cây lúa, của bà con nông dân bị ngập nước đã mất trắng.

Trong khi công tác thống kê, khắc phục thiệt hại do đợt mưa lũ xảy ra cuối tháng 7, đầu tháng 8 vừa qua còn chưa kết thúc, các địa phương ven sông Bùi, sông Tích lại đứng trước nguy cơ ngập lụt tái diễn.
Bản tin của Trung tâm khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định từ ngày 11/8 đến ngày 15/8, tại các tỉnh thành khu vực Bắc Bộ bao gồm cả Hà Nội có khả năng xuất hiện một đợt mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa trong đợt này phổ biến từ 100 - 250 mm, có nơi trên 400 mm. Do vừa qua đã liên tục có mưa lớn kéo dài, đất đã bão hòa nước, nước trên các sông suối đang ở mức cao nên khả năng cao sẽ xuất hiện lũ trên các sông suối, đặc biệt nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, trung du và các vùng sườn dốc, ngập lụt sâu tại các khu vực thấp, trũng, đô thị.
Giải bài toán ngập lụt ở ngoại thành Hà Nội
Những năm gần đây, các nhà khoa học của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Viện Quy hoạch Thủy lợi đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu để cố gắng đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng ngập lụt. Chi cục Thủy lợi Hà Nội năm 2020 đề xuất đề tài khoa học cấp thành phố nghiên cứu, đề xuất giải pháp tiêu úng và phòng, chống lũ rừng ngang khu vực hữu sông Bùi thuộc huyện Chương Mỹ, thực hiện trong năm 2022 - 2023.
Chủ nhiệm đề tài là Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Thủy - Viện Quy hoạch Thủy lợi cho hay, nhóm đã đề xuất cả giải pháp trước mắt và lâu dài. Cụ thể, nhóm nghiên cứu đề xuất trước mắt cắt, tách lũ rừng ngang để không tràn vào vùng trũng thấp của huyện Chương Mỹ; xây dựng đê bao chắn lũ và cải tạo hệ thống sông suối thoát lũ. Đê Hữu Bùi cùng toàn bộ đê chống lũ rừng ngang cần được nâng cao, phân thành bốn đoạn đê bao.

Ảnh: Giang Huy/ VnExpress.
Để tiêu úng, cần nâng cấp toàn bộ 11 trạm bơm hiện có, xây thêm ba trạm mới. Bà Thủy cho rằng với các giải pháp như trên có thể chống được mức lũ tương đương với trận lũ năm 2008, 2017, 2018 và đợt lũ cuối tháng 7 đầu tháng 8 vừa qua.
Về lâu dài, bà Thủy cho biết cần tiếp tục nâng cấp công trình đê để không chỉ chống được mức lũ như những năm qua mà cả lũ từ sông Hồng vào sông Đáy với tần suất 2.500 m3/s như trong Quyết định 1821 về phòng chống lũ sông Đáy. Muốn làm điều này, hệ thống đê phải được nâng cao lên một mét nữa. Người dân của 10 xã, thị trấn bị ngập nặng cần phải di dời.
Với những người sinh ra và lớn lên từ làng, mọi phong tục tập quán, kế sinh nhai đều gắn liền với vùng này để rời xa làng quê và đi đến một vùng đất mới sinh cơ lập nghiệp quả thực không dễ dàng!
- Sẽ có nghị quyết thu hút nhân tài đến làm việc tại khu công nghệ cao Hòa Lạc | Hà Nội tin mỗi chiều
- Nhiều tuyến buýt kết nối với đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội nguy cơ chỉ còn hai trung tâm đăng kiểm hoạt động | Hà Nội tin mỗi chiều
- Cuối năm nay hai huyện Đông Anh và Gia Lâm thành quận | Hà Nội tin mỗi chiều
- Ngày mai (8/8), tàu điện Nhổn - Ga Hà Nội vận hành thương mại | Hà Nội tin mỗi chiều


UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đông lạnh và trái cây nhập khẩu.
Giữa bối cảnh giáo dục đại học đang chuyển mình để thích ứng với yêu cầu của thời đại số, một đề xuất đáng chú ý vừa được đưa ra: thành lập liên minh đổi mới sáng tạo các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Hà Nội đang hướng tới một cột mốc rất đáng tự hào: trở thành Thành phố sáng tạo của UNESCO vào năm 2025. Một tầm nhìn lớn - đòi hỏi nỗ lực không nhỏ, nhưng cũng là cơ hội để Hà Nội khẳng định vị thế của một đô thị năng động, sáng tạo, vừa hiện đại, vừa truyền thống giữa lòng châu Á.
UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các đơn vị liên quan tăng tốc tiến độ cải tạo, nạo vét, xử lý ô nhiễm và kiến tạo không gian đô thị hiện đại dọc tuyến sông Tô Lịch, không để cơ hội hồi sinh bị lỡ nhịp.
377 chung cư mini, 30.648 nhà trọ, hơn 19.100 nhà ở kết hợp kinh doanh ở Hà Nội vẫn chưa thực hiện khắc phục đầy đủ các giải pháp an toàn phòng cháy chữa cháy theo tài liệu kỹ thuật hướng dẫn của UBND thành phố.
Tại Hà Nội, việc khởi sự kinh doanh giờ đây trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết nhờ mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí do Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng – đơn vị trực thuộc Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội triển khai.
0