Chủ động phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký công điện về việc chủ động phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới. Công điện gửi tới Giám đốc, Thủ trưởng các sở ban ngành thành phố và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã.

Công điện nêu rõ, từ đầu năm đến nay, tình hình thời tiết, thiên tai trên địa bàn thành phố có nhiều diễn biến bất thường, khó dự báo. Mưa lớn diện rộng trên địa bàn thành phố do ảnh hưởng của cơn bão số 2 vừa qua đã gây ra ngập lụt cho khu vực đô thị và huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân và công trình hạ tầng, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện tượng La Nina sẽ tác động đến nước ta từ tháng 8 năm 2024, nguy cơ xảy ra bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, mất an toàn hồ đập là rất cao, đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt, tính mạng và tài sản của người dân.

Các địa phương, đơn vị trên địa bàn thành phố tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 01 ngày 02/02/2024, sẵn sàng ứng phó với thiên tai và cứu hộ cứu nạn theo phương châm bốn tại chỗ.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 75 ngày 4/8/2024, chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 5866 ngày 9/8/2024, Chủ tịch UBND thành phố đề ra các yêu cầu, trong đó có yêu cầu:

Thủ trưởng các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị trên địa bàn thành phố tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 01 ngày 02/02/2024, sẵn sàng ứng phó với thiên tai và cứu hộ cứu nạn theo phương châm bốn tại chỗ.

Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã xác định các khu vực trọng điểm xung yếu để chủ động xây dựng kịch bản, bố trí lực lượng, phương tiện, sẵn sàng ứng phó, cứu nạn cứu hộ khi có tình huống xảy ra.

Yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trực ban 24/7 theo dõi sát tình hình kịp thời tham mưu UBND thành phố chỉ đạo theo quy định.

Công điện cũng nêu yêu cầu đối với một số sở ban ngành và cơ quan đơn vị khác như: Sở Công thương, Sở Giao thông Vận tải, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Giám đốc Công an thành phố, Giám đốc Sở Xây dựng, các cơ quan báo chí của thành phố.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Bộ Xây dựng cho biết, theo dự thảo về quy chuẩn khí thải, nếu một chiếc ô tô được kiểm tra, bảo dưỡng đầy đủ đều có thể đáp ứng mức khí thải theo lộ trình. Người đang sử dụng ô tô không cần phải quá lo lắng.

Từ ngày 16/5, các phương tiện giảm tốc độ còn 60km/h khi qua điểm thi công nút giao Vành đai 3,5 - Đại lộ Thăng Long.

Sở Xây dựng Hà Nội vẫn đang duy trì 5 tổ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) với nhiệm vụ chính là rà soát, tham mưu điều chỉnh tổ chức giao thông, nhằm giảm thiểu ùn tắc và tai nạn.

Trước tình trạng một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, Bộ Xây dựng đã có công điện khẩn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc, an toàn hàng không, hàng hải và đường thủy nội địa.

Trước hàng loạt sự cố giao thông nghiêm trọng thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký công điện khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố và cơ quan liên quan rà soát toàn diện, xử lý dứt điểm các bất cập trong hệ thống hạ tầng giao thông.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sáng 12/5 đã dự Lễ khởi công xây dựng Dự án đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình) và Lễ khởi công xây dựng Khu công nghiệp Hưng Phú (tỉnh Thái Bình).