Ngành hoa cây cảnh đạt giá trị trên 45 nghìn tỷ đồng/năm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức khai mạc "Festival hoa, cây cảnh VNUA 2025" với sự tham dự của hàng trăm doanh nghiệp, nhà vườn, nghệ nhân, các nhà khoa học cùng đông đảo sinh viên của Học viện.
Festival nhằm tôn vinh giá trị của khoa học - công nghệ, lan toả tinh thần đổi mới sáng tạo, kết nối nghiên cứu với thực tiễn sản xuất và phát triển bền vững.
Phát biểu khai mạc, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, hiện nay, Học viện đã làm chủ công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô và sản xuất hoa thương phẩm như lan hồ điệp, sen, cúc, loa kèn, lan huệ, hoa hiên, phong vũ... phù hợp với điều kiện khí hậu và thị trường Việt Nam; đồng thời chuyển giao kỹ thuật đến người sản xuất tại nhiều địa phương. Ngoài ra, Học viện tích cực hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với các địa phương, doanh nghiệp, Hội sinh vật cảnh và nhà vườn tại Hà Nội, Hưng Yên, Sơn La, Lâm Đồng và nhiều địa phương khác.
Phát biểu tại Festival, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Hoàng Trung cũng khẳng định, hoa - cây cảnh đang là một ngành hàng phát triển và được quan tâm nhiều trên thế giới. Năm 2024, hoa cắt cành xuất khẩu trên thế giới đạt doanh số 3,45 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 8%/năm.
Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, sản lượng 6 triệu cành, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD. Các loại hoa xuất khẩu chủ lực gồm hoa hồng, cúc, lan hồ điệp, với thị trường tiêu thụ chính là Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan và Úc.
Nghề gò hàn tôn thiếc đã gắn bó với nhiều thế hệ ở làng Phú Thứ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) và thường được cổ nhân gọi vui là làng nghề "gõ ra tiền".
Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP.HCM tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Miền Nam nhớ mãi ơn Người” nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Thành phố Hà Nội và Ủy ban Hành chính thành phố Minsk, Belarus đã phối hợp tổ chức Chương trình “Ngày văn hóa Hà Nội tại Minsk” với sự tham dự của gần 600 khách mời là người dân thành phố Minsk, các nghệ sĩ và cộng đồng người Việt Nam tại Belarus.
Hàng nghìn người đã đổ về chùa Quán Sứ, TP. Hà Nội để được chiêm bái xá lợi Phật, sáng 14/5.
Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là nơi Bác Hồ kính yêu sống và làm việc trong suốt 15 năm cuối đời. Nơi đây vẫn còn mang đậm những dấu ấn về tư tưởng và tấm gương đạo đức cao quý của Người.
Nhà sàn Bác Hồ vô cùng giản dị và đơn sơ trong khu Phủ Chủ tịch, được hoàn thành vào dịp kỷ niệm 68 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (17/5/1958). Đây là nơi Bác thường làm việc với Bộ Chính trị, qua đó quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.
0