Lưu giữ văn hóa dân tộc từ lễ hội truyền thống

Lễ hội Thánh Gióng hay còn gọi là Hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Đến nay, lễ hội vẫn giữ được nét văn hóa vốn có, với các nghi thức và vai diễn được truyền từ đời này sang đời khác.

Lễ hội năm nay diễn ra từ ngày 7 đến 9/4 âm lịch. Đây không chỉ là một sự kiện văn hóa, mà còn là một hành trình trở về cội nguồn, nơi mỗi người có thể cảm nhận được hơi thở của lịch sử và tinh thần bất diệt của dân tộc.

Hội Gióng do cộng đồng thực hành, lưu giữ, bảo vệ, đây cũng chính là nét độc đáo của lễ hội. Nghi thức chính của Hội Gióng được tập trung tổ chức tại các địa điểm thuộc Khu di tích đền Phù Đổng - Di tích quốc gia đặc biệt.

Ngay từ ngày đầu, lễ hội đã thu hút người dân và du khách bởi các nghi thức truyền thống đậm chất tâm linh như Lễ tế Thánh tại đền Thượng hay lễ rước nước từ giếng đền Mẫu… Đến nay, lễ hội vẫn giữ được nét văn hóa vốn có, với các nghi thức và vai diễn được truyền từ đời này sang đời khác. Những đoàn rước kéo dài hàng cây số trên con đê sông Đuống tạo nên một khung cảnh hùng tráng.

Hàng nghìn người dân địa phương, từ ông Hiệu, Phù Giá, đến các phường Ải Lao, làng Áo Đỏ, làng Áo Đen, đều tham gia với lòng tự hào và trách nhiệm, biến lễ hội thành một biểu tượng sống động của văn hóa cộng đồng.

Người dân địa phương đã tái hiện lại trận "Soi Bia", quân của Thánh Gióng giành thắng lợi hoàn toàn. Đoàn rước với sáu ông Hiệu hành quân đi đánh trận cùng các nhóm quân đỏ, quân đen, bên cạnh đó là các bà tướng.

Hội Gióng - Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại như là một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hoá. Mỗi đạo cụ, y phục, mỗi một vai diễn đều chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội có hàng trăm không gian sáng tạo khác nhau. Thành phố đang khuyến khích các đơn vị tham gia Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội để phát huy hiệu quả những không gian này.

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 đã khai mạc sáng nay 6/5, tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TPHCM), với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”.

Hội Gióng - đền Phù Đổng năm 2025 đã khai mạc tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm) với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc.

Đến với triển lãm “Đất và Người quê hương”, công chúng yêu mỹ thuật sẽ được chạm đến những miền ký ức của một thời chưa xa, khi chất quê được hiện hữu trong từng tác phẩm nghệ thuật ngay giữa lòng Hà Nội. “Đất và Người quê hương” là tên một cuộc triển lãm thú vị đang được trưng bày tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền – Hà Nội.

87 bảo vật quốc gia liên quan Phật giáo lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm Vesak 2025, mang đến cơ hội chiêm ngưỡng hiếm có cho đông đảo phật tử.

Giữa phố phường Hà Nội náo nhiệt, vẫn có những căn biệt thự cổ mang dáng vẻ trầm mặc, như đứng ngoài vòng xoay của hiện đại. Đó không chỉ là kiến trúc, mà là một phần hồn cốt Hà Nội xưa cần được gìn giữ.