Gần 100 phiên bản tài liệu Châu bản góp phần làm sáng tỏ “thuật trị quốc” của vua Minh Mạng

(HanoiTV) - Lần đầu tiên gần 100 phiên bản tài liệu Châu bản, tư liệu và hình ảnh tiêu biểu góp phần làm sáng tỏ “thuật trị quốc” và vai trò, dấu ấn của vua Minh Mạng trong lịch sử được công bố rộng rãi tới công chúng.

Nhân dịp 220 năm triều Nguyễn, kỉ niệm 40 năm thành lập Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, từ ngày 9/6 đến 31/8, tại vườn Thiệu Phương, Đại Nội (Huế), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp tổ chức triển lãm “Thuật trị quốc của Hoàng đế Minh Mạng qua Di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn”.

Gần 100 phiên bản tài liệu Châu bản, tư liệu và hình ảnh tiêu biểu góp phần làm sáng tỏ “thuật trị quốc” của Vua Minh Mạng

Triển lãm bao gồm 3 phần chính: Tu thân - Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ. Thông qua nguồn sử liệu cùng những hình ảnh được trưng bày, triển lãm được kỳ vọng sẽ góp phần làm sống dậy câu chuyện trị quốc an dân của vua Minh Mạng một cách chân thực.

Hiện nay Trung tâm đang bảo quản 90 tập tài liệu liên quan đến triều vua Minh Mạng, tương đương với khoảng 40.000 trang tài liệu.

Hình ảnh tiêu biểu góp phần làm sáng tỏ “thuật trị quốc” và vai trò, dấu ấn của vua Minh Mạng trong lịch sử.

Đợt này, Ban Tổ chức chọn trưng bày gần 100 phiên bản tài liệu Châu bản, tư liệu và hình ảnh tiêu biểu góp phần làm sáng tỏ “thuật trị quốc” và vai trò, dấu ấn của vua Minh Mạng trong lịch sử.

Cách nay 200 năm, thời vua Minh Mạng, nước Đại Nam được coi là một trong những cường quốc khu vực Đông Nam Á. Đó là thời kì hùng mạnh cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam. Con đường trị quốc an dân của vua Minh Mạng được bắt đầu từ chính việc tu dưỡng bản thân và tề gia. Ngay khi lên ngôi, ông bắt đầu cho soạn ngọc phả, lập Phủ tôn nhân để quản lý, trông coi các việc trong Hoàng tộc. Sau đó, ông cho bầu tộc trưởng để dạy dỗ con em và đặt rõ quy định, đề ra khuôn phép khiến trên dưới có thứ bậc.

Hình ảnh Vua Minh Mạng, thời Triều Nguyễn.

 Đối với việc trị nước, vua Minh Mạng là người quyết đoán. Ông cải cách hành chính từ trung ương tới địa phương. Vua Minh Mạng cải tổ lại hệ thống Lục bộ, đổi Văn thư phòng thành Nội các, lập Viện Cơ mật để tư vấn và tham mưu cho mình. Đồng thời ông thiết lập hệ thống giám sát từ trung ương xuống địa phương và bộ máy tư pháp chuyên lo về hình luật.

Vua Minh Mạng đã từng bước thận trọng nhưng kiên quyết thực hiện cải cách hành chính ở chính quyền địa phương nhằm chuyển chế độ quân chủ phân quyền sang chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Năm 1831 - 1832, vua cho bãi bỏ chức Tổng trấn Bắc thành và Tổng trấn Gia Định thành, đổi các trấn thành tỉnh. Cùng với đó, ông tiến hành đặt quan chức ở cấp tỉnh cho phù hợp với thực tại. Đối với vùng thượng du, vua Minh Mạng cho nhất thể hóa về mặt hành chính cùng với đồng bằng, thu thuế của người dân tộc thiểu số như người Kinh. Lần đầu tiên đơn vị hành chính được thống nhất trên toàn quốc với 30 tỉnh và 1 phủ. Đến nay, công cuộc cải cách này vẫn còn nhiều giá trị và ý nghĩa.

Ngoài ra, vua Minh Mạng cũng cho cải cách các đơn vị và chế độ tuyển binh lính trong quân đội nhằm xây dựng quân đội hùng mạnh, đồng thời đề ra đường lối, chủ trương, chính sách về kinh tế, văn hóa - giáo dục và an sinh xã hội để mong tiến đến một quốc gia vững mạnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là nơi Bác Hồ kính yêu sống và làm việc trong suốt 15 năm cuối đời. Nơi đây vẫn còn mang đậm những dấu ấn về tư tưởng và tấm gương đạo đức cao quý của Người.

Một Hà Nội hiện lên bình dị mà sâu sắc, sống động mà lặng lẽ, tại triển lãm ảnh “Hà Nội ơi”, được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách cùng tên.

Trong 3 ngày 14-16/5, người dân, phật tử có thể đến chiêm bái xá lợi Đức Phật - quốc bảo Ấn Độ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong khung giờ từ 6h đến 23h.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng Năm dâng Người” được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) sẽ diễn ra vào tối 14/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

"Dù đi ngàn dặm xa xôi, ai rồi cũng phải trở về với chính mình. Không có con đường nào đưa đến an lạc ngoài con đường quay về nội tâm" - những lời Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Cú như ánh sáng lan tỏa và càng trở nên sâu sắc hơn trong cuốn sách "Đường Về", do thiền sư Ajahn Chah biên soạn qua ngòi bút của dịch giả Thiên Lương.

Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các tỉnh, thành phố thời gian qua thường xuyên được tổ chức, qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp nhất của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.