Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách tham quan

Cột cờ Hà Nội đã chính thức mở cửa đón khách tham quan từ ngày 1/1/2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản lịch sử của Thủ đô.

Lần đầu tiên ra Hà Nội, ba mẹ con chị Lê Thị Hoa đã lựa chọn Cột cờ Hà Nội là điểm tham quan đầu tiên với một niềm xúc động đặc biệt của những người con sống tại thành phố mang tên Bác ra thăm Thủ đô.

Chị Lê Thị Hoa bày tỏ: "Mình cảm thấy mình vinh dự lắm vì là một trong những người tham quan ở đây".

Còn với gia đình ông Vũ Quang Huy, ngay khi biết hôm nay Cột cờ Hà Nội mở cửa đón du khách, ông và cả gia đình đã tới đây để ghi lại những tấm hình đẹp nhất của gia đình với Cột cờ Hà Nội.

Ông Vũ Quang Huy, quận Thanh Xuân, Hà Nội, bày tỏ: "Cột cờ Hà Nội đã có dấu ấn rất lâu trong suy nghĩ của chúng tôi. Hôm nay đầu năm, thành phố tổ chức mở cửa đón bà con vào tham quan, đây là niềm ao ước của chúng tôi lâu này để ngắm Cột cờ Hà Nội".

Cột cờ có chiều cao 33m tính từ chân đế, hơn 40m tính cả cột thép treo cờ, được xây dựng theo kiểu ba tầng hình vuông, với những hoa văn tinh xảo. Công trình bao gồm ba phần chính: chân đế, thân cột và vọng lâu. Phần chân đế có ba tầng, dần nhỏ lại tạo thế vững chắc. Thân cột được trang trí tinh tế với các lỗ thoáng đón ánh sáng và không khí. Vọng lâu trên đỉnh cột có tám cửa sổ mở ra bốn hướng, tạo tầm nhìn rộng lớn ra toàn cảnh thành phố Hà Nội.

Cột cờ không chỉ là công trình kiến trúc đẹp mà còn là biểu tượng của tinh thần độc lập và tự chủ của dân tộc Việt Nam.

Trong năm 2025, khu di sản Hoàng thành Thăng Long có những dự án chỉnh trang lại khu vực Cột cờ để làm những tour kết nốt từ tới trung tâm Hoàng thành Thăng Long, sử dụng công nghệ trình chiếu ánh sáng để tôn vinh giá trị Cột cờ.

Được công nhận là di tích quốc gia vào năm 1989, Cột cờ Hà Nội là một trong những điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước. Việc mở cửa sẽ mang lại cơ hội cho du khách tìm hiểu về một trong những công trình có giá trị lịch sử sâu sắc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Hội Gióng - đền Phù Đổng năm 2025 đã khai mạc tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm) với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc.

Đến với triển lãm “Đất và Người quê hương”, công chúng yêu mỹ thuật sẽ được chạm đến những miền ký ức của một thời chưa xa, khi chất quê được hiện hữu trong từng tác phẩm nghệ thuật ngay giữa lòng Hà Nội. “Đất và Người quê hương” là tên một cuộc triển lãm thú vị đang được trưng bày tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền – Hà Nội.

87 bảo vật quốc gia liên quan Phật giáo lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm Vesak 2025, mang đến cơ hội chiêm ngưỡng hiếm có cho đông đảo phật tử.

Giữa phố phường Hà Nội náo nhiệt, vẫn có những căn biệt thự cổ mang dáng vẻ trầm mặc, như đứng ngoài vòng xoay của hiện đại. Đó không chỉ là kiến trúc, mà là một phần hồn cốt Hà Nội xưa cần được gìn giữ.

Được xây dựng song hành với cầu Long Biên, ga Long Biên là một trong những chứng nhân lịch sử của Thủ đô Hà Nội với kiến trúc độc đáo, trở thành địa điểm du lịch được nhiều du khách yêu thích.

Sau khi tham khảo ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bắc Ninh đã đề xuất bảo tồn tại chỗ hai chiếc thuyền cổ được tìm thấy tại phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.