Khám phá đường thêu nét nhuộm tại đình cổ Tú Thị
Trong không gian đình Tú Thị cổ kính, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm (nghệ sĩ lưu trú chương trình “Tơ óng - Màu cây, Đường thêu nét nhuộm xưa nay”) trực tiếp thực hiện những đường thêu tỉ mỉ, tái hiện lại một số họa tiết, hoa văn dân gian quen thuộc trong văn hóa Việt. Chị tạo nên một “ngôn ngữ thêu” rất riêng nhờ áp dụng kỹ thuật thêu cổ truyền, đặc biệt là tự tay nhuộm chỉ bằng nguyên liệu thiên nhiên. "Màu đỏ được nhuộm từ cánh kiến, màu vàng có thể được nhuộm từ các nguyên liệu như chi tử, hoàng đằng, thậm chí là lá xoài. Ở một không gian tâm linh, chương trình này mang một làn gió mới. Mình cũng mang được những di sản thêu đến cho tương lai", chị Phạm Ngọc Trâm cho biết.
Khách tham quan vừa được chiêm ngưỡng “xưởng thêu mở” rực rỡ sắc màu, vừa quan sát quá trình người nghệ sĩ thực hành sáng tạo. Thông qua bộ sưu tập tranh thêu cổ và góc thư viện sách chuyên khảo, du khách cũng có thể tìm hiểu thêm về nghề thêu truyền thống.
"Tôi thực sự xúc động vì có thể nhìn thấy quá khứ, thấy được lớp trầm tích văn hoá kết hợp với không gian tâm linh. Cô Trâm cũng vẽ tranh bằng những đường chỉ thêu với những màu sắc tự nhiên rất đẹp và sống động", họa sĩ Tạ Huy Long chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, Chủ tịch UBND phường Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), không chỉ ở phường Hàng Gai, mà ở các phường có di tích gắn liền với tổ nghề cũng sẽ tiếp tục thực hiện các dự án gắn với công nghiệp văn hoá đã được nêu rất rõ tại Luật Thủ đô 2024.
Nhân rộng mô hình, khuyến khích tổ chức thêm những sự kiện cộng đồng chính là cách làm hiệu quả để tiếp nối di sản đình cổ Tú Thị nói riêng và làm “sống” lại không gian văn hóa, lịch sử nói chung trên địa bàn thành phố. Đây cũng là cơ hội phát triển kinh tế dịch vụ, xây dựng điểm du lịch giao thoa quá khứ - hiện đại để giới trẻ và du khách thập phương có thêm góc nhìn về Thủ đô văn hiến, là cái nôi cho nhiều nghề truyền thống.


Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.
Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.
Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.
Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.
0