Cây nhội ở đình An Phú được công nhận cây Di sản
Những cây di sản, cây cổ thụ đã góp phần tạo cảnh quan môi trường, giá trị sinh thái và nét đẹp văn hóa, niềm tự hào của nhân dân các địa phương, vì vậy việc bảo tồn, phát huy giá trị là cần thiết trong đời sống xã hội ngày nay.
Hơn 80 tuổi đời, ông Đào Giang Long cùng với những người dân trong làng An Phú, xã Hòa Phú, huyện Ứng Hòa vẫn hàng ngày chứng kiến sức sống mạnh mẽ của cây nhội có tuổi đời trên 300 năm.
Khu vực đình An Phú này từng là căn cứ kháng chiến chống Pháp, cây nhội từng bị bom đạn tàn phá, nhưng giờ vẫn xanh tươi, thể hiện sức sống mạnh mẽ. Cây nhội và cây đa của An Phú vừa được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam.
Ông Đào Giang Long chia sẻ: “Nó mang tính lịch sử văn hoá và nhất là nó lại ở khu vực đình, đền ở làng cho nên nó mang yếu tố tâm linh. Vì vậy, người dân tuyên truyền nhau giữ gìn, làm sao để cây xanh tốt được mãi".
Cây di sản đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Cây di sản nằm trong khuôn viên di tích lịch sử văn hóa cách mạng của thôn An Phú là nơi tổ chức các sinh hoạt cộng đồng, là nơi mỗi người con đi xa tìm về cội nguồn, nhớ về quê hương bản quán. Chính vì vậy, khi được tặng Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam, người dân An Phú càng tự hào và yêu quý cây hơn.
Ông Lê Quý Khả, thôn An Phú, cho hay: “Thông qua đây thì cũng muốn truyền đạt đến thế hệ trẻ, người dân rằng đây là một di sản tầm cỡ quốc gia. Mọi người từ đây sẽ phải có trách nhiệm giữ gìn. Điều này vừa là bảo vệ môi trường, vừa là bảo vệ một biểu tượng văn hoá tâm linh".
UBND thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tổ chức Lễ công bố kỷ lục: “Thị xã có mật độ nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái, ngành Thái trắng nhiều nhất Việt Nam”.
Đại lễ Vesak năm 2025 được đánh giá là nguồn cảm hứng, khơi dậy nguồn năng lượng thiện lành trong mỗi con người, thông qua các hoạt động kết nối tâm linh của tăng ni, Phật tử các quốc gia.
Tạp chí Người Hà Nội trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì vào sáng 8/5
Lễ hội Thánh Gióng hay còn gọi là Hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Đến nay, lễ hội vẫn giữ được nét văn hóa vốn có, với các nghi thức và vai diễn được truyền từ đời này sang đời khác.
Hà Nội có hàng trăm không gian sáng tạo khác nhau. Thành phố đang khuyến khích các đơn vị tham gia Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội để phát huy hiệu quả những không gian này.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 đã khai mạc sáng nay 6/5, tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TPHCM), với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”.
0