Cây di sản không gian xanh giữa Thủ đô
Cây đa đại thụ nằm trong khuôn miếu làng Vạn Phúc (Hà Đông). Theo bà Nguyễn Thị Phi, Phường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội, người dân trong làng không ai biết cây đa này bao nhiêu tuổi và được trồng khi nào nhưng tương truyền trồng từ thuở lập làng… Trải qua bao thăng trầm, đến nay, cây đa di sản này đã trở thành biểu tượng của người dân làng Vạn Phúc.
Bà Phi cho biết: "Cây đa nghìn năm rồi thường xuyên đến Tết nhân dân ra sang sửa lại cho lịch sử, khang trang. Chúng tôi tự hào phấn khởi, lịch sử miếu thờ đức thánh bà. Cái gì cũng tổ chức tại đây để dân làng học tập làm gương những sự việc của phường Vạn phúc."
Còn cây Sanh hơn 300 năm tuổi trong khuôn viên đình làng Cống Vị (quận Ba Đình) - ngôi đình thờ Hoàng Ngọc Trung - người có công di dân lập làng, khai phá vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long từ thời Lý. Người dân trong làng coi đây là "báu vật", là niềm tự hào mà họ bảo vệ từ đời này sang đời khác.

Bà Trương Thị Ngoãn - Quận Ba Đình, Hà Nội Cây chia sẻ: "Di sản thì chúng tôi chăm lo bảo vệ cây, không cho đu bám, bẻ cành, không được phép che hoặc sử dụng bất kỳ cái gì… Chúng không phải riêng ban di tích dân làng cũng ra bảo vệ."
Bà Hoàng Thị Xuân – Quận Ba Đình, Hà Nội cho biết:" Khuôn viên đình làng có từ xưa, các cô, bà ông hậu duệ của tiền bối, nơi đây cảnh quan đẹp, hoa của lòng người, hoa của đình được nhiều du khách đến đây, ai đến đây cũng muốn lưu lại kỷ niệm đẹp… Cây xanh tạo không gian đẹp, không khí trong lành."
Hà Nội hiện nay có hàng nghìn cây di sản ở khắp các quận huyện, trong đó có những cây trên 1.000 năm tuổi. Cây di sản không chỉ mang giá trị về lịch sử, văn hoá mà còn góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.
GS.TSKG Đặng Huy Huỳnh - Chủ tịch Hội đồng Cây di sản Việt Nam cho biết thêm: "Tổ chức bảo tồn cây di sản Việt Nam cho đến nay hơn 13 năm là tổ chức lan tỏa ý thức cộng đồng, bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh, bảo vệ văn hóa, di tích đồng thời thể hiện tấm lòng tri ân với tiền bối, tiền nhân từ xưa đã trồng cây, giữ gìn cây, biết cây rừng ý nghĩa với con người."


Năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành mạng lưới nước sạch đến tất cả các xã, phường, thị trấn.
Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) từ 18 phường sẽ sắp xếp thành 2 đơn vị hành chính cơ sở. Ngay trong ngày 19/4, các phường đã tiến hành việc lấy ý kiến người dân tại thôn, tổ dân phố về chủ trương này.
Hà Nội chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài vào sáng nay, 19/4. Đây là một trong những dự án giao thông trọng điểm của thành phố. Dự sự kiện có Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cùng đại diện các Sở ngành, địa phương.
Thực trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội đòi hỏi những giải pháp căn cơ và toàn diện nhằm giảm thiểu số lượng, hạn chế mức độ sử dụng xe cá nhân của người dân.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh hôm nay (19/4) đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.
Quận Hai Bà Trưng (TP. Hà Nội) dự kiến sẽ hợp nhất các phường hiện có thành 3 đơn vị hành chính mới gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai và Vĩnh Tuy.
0