Bảo tồn nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam

Trung tâm Bảo tồn Nghệ thuật Biểu diễn Truyền thống Việt Nam vừa được ra mắt với mục tiêu nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Trung tâm Bảo tồn Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam được thành lập bởi Hội Bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam với mục tiêu bảo vệ và phát triển các di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, bao gồm những thể loại nghệ thuật như âm nhạc dân gian, ca trù, múa cổ truyền, hát chèo, cải lương, tuồng… nhằm quảng bá nghệ thuật truyền thống rộng khắp trong và ngoài nước.

Là 1 trong 10 nghệ nhân ca trù nổi tiếng, Nghệ nhân Ưu tú Vân Mai đã góp mặt tại lễ ra mắt Trung tâm Bảo tồn Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam với tác phẩm “Hồng hồng tuyết tuyết”.

Sau bao nhiêu năm cố gắng đưa ca trù sớm ra khỏi danh mục cần bảo vệ khẩn cấp theo khuyến cáo của UNESCO, Nghệ nhân Ưu tú Vân Mai đã rất vui mừng vì giờ đây thông qua Trung tâm bảo tồn, ca trù sẽ tiếp tục được phát huy những giá trị văn hóa và lan tỏa đến khắp 5 châu.

Nghệ nhân Ưu tú Vân Mai chia sẻ: "Tôi làm nghề mấy chục năm rồi và đã dạy cho rất nhiều học sinh. Chúng tôi là các nghệ nhân đang gìn giữ và bảo tồn nghệ thuật dân tộc nên cần có một trung tâm bảo tồn như thế này. Thực sự là tôi nghĩ rằng ca trù hoặc là các nghệ thuật dân tộc khác cũng sẽ được lan tỏa".

Với sứ mệnh bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, Trung tâm Bảo tồn Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam sẽ là nơi nghiên cứu, đào tạo, lưu giữ và tổ chức các sự kiện nghệ thuật nhằm mục tiêu phát triển nghệ thuật truyền thống, đồng thời hỗ trợ các nghệ sĩ trẻ học hỏi và làm mới các hình thức nghệ thuật cổ truyền.

NSND Thanh Hoa, người sáng lập Trung tâm Bảo tồn Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam cho hay: "Đây là một trung tâm vừa lan tỏa, vừa bảo tồn và vừa nâng nâng cao giá trị của nghệ thuật truyền thống, để cùng gìn giữ bản sắc dân tộc của người Việt Nam. Đồng thời lan tỏa ra toàn thế giới những sự độc đáo trong văn hóa cổ truyền của Việt Nam".

Qua sự kiện này sẽ là tiền đề vững chắc để nghệ thuật truyền thống được duy trì và phát triển, góp phần xây dựng công nghiệp văn hóa gắn với phát triển di sản nghệ thuật được UNESCO vinh danh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.

Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.

Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

Phố Phan Huy Ích ở quận Ba Đình hiện còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Đây cũng là địa chỉ ẩm thực được nhiều du khách tìm đến mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô.

Sau gần nửa năm hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo thuộc Bảo tàng Hà Nội đã dần trở thành nơi hội tụ các ý tưởng sáng tạo, kết nối các nguồn lực; nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo đã được kết nối, qua đó chắp cánh cho những khát vọng sáng tạo của cộng đồng.

“Những Ngày Văn học châu Âu 2025” có chủ đề “Từ đâu và đến đâu: Những tiếng nói văn học di dân châu Âu” sẽ mang đến cho khán giả những câu chuyện và góc nhìn của các cây viết gốc Việt nổi bật của văn chương châu Âu đương đại.