Ca trù, nghệ thuật cổ xưa vẫn vang tiếng giữa Hà thành

Là một di sản văn hoá vô cùng đặc biệt, ca trù đã và đang được gìn giữ, truyền dạy và lan toả nét đẹp nhờ sự say mê, tình yêu nghệ thuật dân gian của nhiều nghệ nhân, ca nương, kép đàn.

Câu lạc bộ ca trù Hà Nội là một trong số những câu lạc bộ, giáo phường ca trù đang hoạt động tại Hà Nội có nhiều thành công vang dội và dấu ấn đậm nét trong việc biểu diễn và quảng bá nghệ thuật ca trù  tới cộng đồng trong nước và quốc tế.

Câu lạc bộ ca trù Hà Nội được nghệ sĩ Bạch Vân thành lập năm 1990, và cho đến nay, tình yêu ca trù vẫn luôn được nghệ nhân dân gian Bạch Vân và các ca nương, kép đàn của câu lạc bộ nuôi dưỡng. Những buổi giao lưu với thế hệ trẻ được câu lạc bộ tổ chức khá thường xuyên.

Nghệ nhân, NSƯT Bạch Vân - Chủ nhiệm Câu lạc bộ ca trù Hà Nội, chia sẻ: “Đây là một nhiệm vụ do Bạch Vân đặt ra trong mấy chục năm hoạt động với ca trù, bởi vì nếu không có lớp trẻ gìn giữ, bảo tồn cùng với những người thực hành nghề thì ca trù không thể tồn tại".

Tại buổi giao lưu giữa Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội, Câu lạc bộ ca trù Hà Nội và sinh viên lớp Quản trị tài nguyên Di sản, Đại học Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nghệ nhân dân gian, NSƯT Lê Thị Bạch Vân cùng các nghệ nhân, ca nương, kép đàn đã giới thiệu nhiều thể cách hát nói, nhịp phách trong nghệ thuật ca trù. Qua buổi giao lưu, sinh viên ngành di sản có thêm kiến thức về loại hình di sản đặc biệt quý giá này, đồng thời thêm hiểu và trân trọng nỗ lực của những nghệ nhân đã gìn giữ, phát huy giá trị di sản ca trù trong đời sống.

Sinh viên Hồ Ngọc Trâm cho hay: “Bọn em cũng đã được học về những hình thức nghệ thuật dân gian. Tuy nhiên, phải trải qua những hoạt động thực tế như này thì chúng em mới biết thêm về cách thức thực hành, về cộng đồng, về bản sắc cần duy trì của một hình thức nghệ thuật. Bởi vì hình thức nghệ thuật không chỉ là ở trên giấy mà còn thông qua người thể hiện, thông qua cộng đồng mà nó tác động đến".

Ca trù là loại hình âm nhạc có tuổi đời hiếm thấy. Trải qua nhiều giai đoạn, nắm giữ di sản ca trù là những nghệ nhân, nghệ sĩ đam mê và tâm huyết với nghệ thuật này. Vai trò của ca nương, kép đàn vô cùng quan trọng, bởi họ chính là những người nắm giữ nghề, duy trì ngọn lửa ca trù để truyền lại cho thế hệ sau. Bên cạnh việc học nghề, ca nương, kép đàn còn tổ chức xây dựng chương trình, tạo ra không gian diễn xướng ca trù để trình diễn, quảng bá. Từ những nỗ lực này, người yêu nghệ thuật kỳ vọng giá trị Di sản văn hóa phi vật thể ca trù của Hà Nội sẽ được bảo tồn và phát huy, góp phần quan trọng tiến tới thực hiện hồ sơ xin chuyển di sản ca trù từ danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp sang danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khác với các kiểu cắm hoa rực rỡ phương Tây, nghệ thuật cắm hoa Ikebana của Nhật Bản lại hướng về sự tối giản.

Festival Phở 2025 đã khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long với chủ đề “Tinh hoa Phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số”, thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế tới trải nghiệm.

Đại diện Cộng đồng Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức Chương trình biểu diễn thời trang “Áo dài Việt Nam - Di sản kết nối” từ ngày 18-20/4 tại Bắc Kinh, nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc và “Năm Giao lưu Nhân văn Việt - Trung”.

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.